Táo bón khi mang thai và cách khắc phục

15-07-2022 14:26 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Táo bón là một triệu chứng khá phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai. Táo bón có thể xảy ra ở các giai đoạn thai kỳ khác nhau, tuy nhiên một số thai phụ không bị ảnh hưởng, vậy nguyên nhân và cách xử trí như thế nào?

1. Nguyên nhân táo bón khi mang thai

Nguyên nhân của táo bón khi mang thai phụ thuộc vào giai đoạn mà nó xảy ra. Nguyên nhân có thể bao gồm:

Nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ đầu mang thai khiến ruột chậm di chuyển phân qua ruột. Sự chậm trễ này làm tăng lượng nước mà đại tràng hấp thụ từ phân, khiến phân rắn hơn và khó đi ngoài.

Vitamin trước khi sinh: Vitamin trước khi sinh chứa nhiều sắt, một khoáng chất quan trọng mà đôi khi có thể bị thiếu trong thai kỳ. Sắt có thể gây táo bón và phân cứng, đen.

Áp lực từ tử cung: Trong thời kỳ mang thai sau này, tử cung ngày càng lớn có thể gây áp lực lên ruột, khiến phân khó di chuyển qua ruột.

Ngoài việc đi tiêu không thường xuyên, táo bón có thể gây đầy hơi, khó chịu ở dạ dày và phân khô cứng gây đau đớn khi đi ngoài. Nó cũng có thể dẫn đến cảm giác không hết phân khiến thai phụ luôn ấm ách, khó chịu.

2. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Táo bón khi mang thai và cách khắc phục - Ảnh 2.

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ giảm táo bón.

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường có thể giảm táo bón bằng các biện pháp nhẹ nhàng, an toàn tại nhà:

Chất xơ: Bổ sung chất xơ hoặc ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, có thể làm tăng số lượng phân và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng đi qua ruột. Người lớn nên ăn từ 28 - 34g chất xơ mỗi ngày.

Chất lỏng: Uống đủ nước là điều quan trọng để giữ cho phân mềm và dễ đi ngoài. Nếu một người cảm thấy rằng nước không có ích, họ có thể thử thêm súp trong, trà và nước ép trái cây hoặc rau có vị ngọt tự nhiên vào chế độ ăn uống.

Hoạt động: Hoạt động tích cực giúp phân di chuyển qua ruột. Tập thể dục thường xuyên với sự đồng ý của bác sĩ có thể giúp giảm táo bón. Nếu việc tập thể dục không phải là ưu tiên hoặc khả năng có thể xảy ra, hãy cố gắng đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày.

Probiotics: Hàng triệu vi khuẩn lành mạnh sống trong ruột và giúp nó hoạt động bình thường. Probiotics có thể giúp tái tạo các vi khuẩn đường ruột với các chủng lành mạnh khuyến khích đi tiêu bình thường và đều đặn. Sữa chua là thực phẩm giàu probiotics.

3. Các phương pháp điều trị khác

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà trên không hiệu quả, thai phụ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn điều trị.

Đối với phụ nữ dùng vitamin trước khi sinh có nhiều chất sắt, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thử một loại vitamin có chứa ít chất sắt hơn.

Phương pháp điều trị chính cho chứng táo bón trong thai kỳ là một loại thuốc được gọi là thuốc nhuận tràng, giúp bà bầu đi vệ sinh dễ dàng và thoải mái hơn.

Nhìn chung, sử dụng thuốc nhuận tràng nhẹ nhàng là an toàn, nhưng tốt nhất nên tránh dùng thuốc nhuận tràng kích thích vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Mặc dù có nhiều loại thuốc nhuận tràng không kê đơn, nhưng điều quan trọng là bác sĩ sẽ kê loại thuốc nào là an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

Phụ nữ thường có thể sử dụng một cách an toàn các loại thuốc nhuận tràng sau trong thời kỳ mang thai:

Chất tạo khối

Các chất tạo khối bắt chước chất xơ bằng cách thêm chất vào phân và giúp phân hấp thụ nhiều nước hơn. Bằng cách này, chúng sẽ làm cho phân lớn hơn, mềm hơn và dễ dàng đi ngoài hơn. Những loại thuốc nhuận tràng này có thể gây ra một số cơn chuột rút hoặc khó chịu, vì vậy bác sĩ sẽ cho sử dụng từ liều lượng thấp nhất nên uống nhiều nước.

Chất làm mềm phân

Thuốc làm mềm phân bổ sung nước vào phân để giúp phân mềm và dễ đi hơn.

Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Thuốc nhuận tràng bôi trơn thêm một lớp phủ trơn vào phân hoặc bên trong đường ruột để hỗ trợ việc tống phân ra ngoài cơ thể.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Bằng cách hút nhiều nước vào ruột, những loại thuốc nhuận tràng này giúp làm mềm phân. Chúng cũng cho phép ruột co bóp nhiều hơn để di chuyển phân theo. Những loại thuốc nhuận tràng này cũng có thể gây ra chuột rút và đầy hơi ở bụng.

4. Các biến chứng của táo bón thai kỳ

Táo bón khi mang thai và cách khắc phục - Ảnh 4.

Các loại thuốc nhuận tràng hỗ trợ tốt tho thai phụ bị táo bón nhưng cần được bác sĩ tư vấn.

Trong hầu hết các trường hợp, táo bón trong thai kỳ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tự khỏi mà không cần hoặc điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, táo bón kéo dài. Việc tiếp tục sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng có thể khiến ruột "quên" cách đẩy phân qua ruột.

Những loại thuốc này cũng có thể gây mất cân bằng điện giải hoặc chất lỏng ở một số thai phụ. Những vấn đề như vậy thường ảnh hưởng đến những người có các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận.

Tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng nên dùng và tần suất dùng chúng.

5. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Phụ nữ mang thai nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc nhuận tràng hoặc các biện pháp chữa trị táo bón khác. Đi gặp bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào như buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón kéo dài hơn 1-2 tuần, chảy máu từ trực tràng, không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng.

Phòng ngừa 3 bệnh "giấu mặt" gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thaiPhòng ngừa 3 bệnh 'giấu mặt' gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

SKĐS - Phụ nữ đang mang thai cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Một số bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ và thai nhi tiểm ần từ nguồn thực phẩm bị ô nhiễm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Các biện pháp phòng tránh sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng.


Bác sĩ Tuấn Anh
Ý kiến của bạn