Tăng truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm

02-12-2023 20:14 | Thị trường

SKĐS - Kiểm soát nguồn gốc thực phẩm là khâu then chốt để có thể nâng cao hiệu quả quản lý, nâng chất lượng bữa ăn, bảo đảm an toàn thực phẩm trong các gia đình, đặc biệt là vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Hà Nội: 90 ngày hành động, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đánHà Nội: 90 ngày hành động, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

SKĐS - Nguồn lương thực, thực phẩm của Hà Nội chỉ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu tiêu dùng, còn lại nhập từ các địa phương khác hoặc từ nước ngoài do vậy vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm ATTP 10 tháng đầu năm

Tăng truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm- Ảnh 2.

Việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu đầu vào được đẩy mạnh có sự tham gia cả hệ thống chính trị đặc biệt của người tiêu dùng. Hình minh họa


Tại Hội nghị giao ban trực tuyến về An toàn thực phẩm (ATTP), Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết: 10 tháng năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra, các lực lượng chức năng phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm, trong đó có 6.578 cơ sở bị phạt tiền với số tiền phạt hơn 14 tỷ đồng.

Còn theo đại diện Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, 11 tháng năm 2023, ngành đã kiểm tra và phát hiện hơn 700 vụ vi phạm về ATTP, thu giữ nhiều tấn hàng hóa, cá biệt là vụ thu giữ 53 tấn thịt hết hạn sử dụng. Lực lượng quản lý thị trường đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xem xét xử lý hình sự 5 vụ việc vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về ATTP.

Có thể thấy, liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm thực phẩm xảy ra thời gian qua cho thấy việc bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều vấn đề. Đặc biệt trong thời điểm cuối năm, việc bảo đảm an toàn thực phẩm lại nóng hơn bao giờ hết.

Tăng truy xuất nguồn gốc, giảm ngộ độc thực phẩm

Tăng truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp cuối năm- Ảnh 3.

Sự minh bạch về nguồn gốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh buộc người sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm trước cộng đồng.. Hình minh họa

Một trong nhiều nguy cơ được chỉ ra là việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm cần được thực hiện quyết liệt hơn. Thực tế cho thấy nhiều người tiêu dùng khi được hỏi về nguồn gốc thực phẩm trên bàn ăn nhà mình còn khá mơ hồ và thiếu thông tin.

Rộng hơn điều đó cho thấy vẫn còn tình trạng từ người bán, người mua tới cơ quan quản lý đang trong tình trạng mù mờ về nguồn gốc thực phẩm. Để khắc phục điều này nhiều địa phương đang đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm để minh bạch trong quản lý.

Việc truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng biết được 'lý lịch' của sản phẩm, biết hàng hóa này đi đâu, phân phối như thế nào và nếu không đạt chất lượng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm không chỉ đạt được hiệu quả quản lý nhà nước mà theo một số doanh nghiệp , điều này sẽ giúp hạn chế những nguy cơ mà người tiêu dùng phải đối mặt và bản thân cơ sở sản xuất cũng có động lực phát triển, tránh vấn nạn hàng giả hàng nhái.

Dù có nhiều lợi ích như vậy song theo các chuyên gia, quá trình triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc cũng gặp không ít thách thức.

Đặc biệt là trong tư duy của chủ cơ sở đối với vấn đề đổi mới sản xuất, kinh doanh, vẫn còn nhiều hạn chế, chịu ảnh hưởng bởi cách làm truyền thống trong thời gian dài, do đó chưa đánh giá được lợi ích của chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh thực phẩm.

Việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng là việc của mỗi người, của cả cộng đồng cùng chung tay nhằm thay đổi tư duy sản xuất.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu đầu vào được đẩy mạnh có sự tham gia cả hệ thống chính trị đặc biệt của người tiêu dùng. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đã đẩy mạnh, tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm tới người kinh doanh và người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, đài phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp…

Đây cũng không chỉ là trách nhiệm của người sản xuất, người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, địa phương hay chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Và muốn thực hiện tốt điều này thì việc số hóa, ứng dụng khoa học công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Yêu cầu chung đối với truy xuất nguồn gốc theo Thông tư 25/2019/TT-BYT bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2019

1. Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Khi có yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, cơ sở phải cung cấp thông tin đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp lô hàng nhận và cơ sở tiếp nhận lô hàng giao trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở.

3. Thực phẩm sau mỗi công đoạn phải được mã hóa, nhận diện bằng một phương thức thích hợp để phục vụ truy xuất nguồn gốc.

4. Cơ sở thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực phải thiết lập, duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 5 và lưu trữ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BYT.

5. Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này không bắt buộc thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc nhưng phải lưu trữ thông tin tối thiểu cho mục đích truy xuất quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 6 Thông tư 25/2019/TT-BYT.

Bánh kẹo truyền thống tự làm "hot" dịp cuối năm có đảm bảo an toàn thực phẩm?Bánh kẹo truyền thống tự làm 'hot' dịp cuối năm có đảm bảo an toàn thực phẩm?

SKĐS - Thay vì lựa chọn bánh kẹo, mứt Tết ngoại nhập như những năm trước, năm nay, nhiều người lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo cổ truyền, tự làm để dùng vào dịp Tết.



Kim Ngân
Ý kiến của bạn