Tăng tiểu cầu có nguy hiểm không?

15-05-2024 10:02 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Tiểu cầu được hình thành trong tủy xương cùng với các loại tế bào máu khác. Bệnh tăng tiểu cầu (hay bệnh đa tiểu cầu) là tình trạng tăng số lượng tiểu cầu trong máu vượt quá mức cho phép.

Xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa khỏi không và cần làm xét nghiệm gì?Xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa khỏi không và cần làm xét nghiệm gì?

SKĐS - Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một loại bệnh lý miễn dịch. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa khỏi không?

Thế nào gọi là tăng tiểu cầu?

Số lượng tiểu cầu thông thường ở mức 150 – 450 G/L máu toàn phần. Khi số lượng lớn hơn 450 G/L được gọi là tình trạng tăng tiểu cầu (thrombocytosis), ít hơn 150 G/L thì được gọi là tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia). Số lượng tế bào máu nhỏ này bình thường ở mỗi người không giống nhau. Sự khác biệt còn tùy vào các yếu tố như trạng thái tâm lý, độ tuổi, giới tính, chủng tộc… hay thiết bị làm xét nghiệm.

Tiểu cầu được hình thành trong tủy xương cùng với các loại tế bào máu khác.

Tiểu cầu được hình thành trong tủy xương cùng với các loại tế bào máu khác.

Tăng tiểu cầu gặp trong bệnh tăng tiểu cầu vô căn, bạch cầu mạn dòng tủy, xơ hóa tủy xương, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, sau mất máu cấp… Giảm tiểu cầu gặp trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, lupus ban đỏ hệ thống, sau nhiễm siêu vi (sốt xuất huyết Dengue, HIV, HBV, HCV…), sau truyền máu, đông máu nội mạch rải rác, cường lách, điều trị thuốc hóa trị liệu, suy tủy xương, bệnh lý ác tính tại tủy (bạch cầu cấp, đa u tủy xương…), bệnh lý ác tính di căn hoặc xâm lấn tủy xương…

Phân loại tiểu cầu

Có 2 loại tăng tiểu cầu, đó là:

Tăng tiểu cầu nguyên phát

Trong tình trạng này, các tế bào gốc trong tủy xương bị bất thường và tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Nguyên nhân gây ra điều này thường không được biết rõ, quá trình diễn ra mà không ảnh hưởng đến các tế bào máu khác.

Có một dạng tăng tiểu cầu nguyên phát hiếm gặp mang tính di truyền. Trong một số trường hợp, đột biến di truyền gây ra tình trạng đó. Trong tăng tiểu cầu nguyên phát, các tiểu cầu không bình thường. Chúng có thể dưới hình thức huyết khối, hoặc ngược lại, gây chảy máu khi hoạt động không đúng mức.

Chảy máu còn có thể xảy ra do một bệnh lý gọi là bệnh von Willebrand. Tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Sau nhiều năm, bệnh có thể diễn tiến đến tình trạng tủy xương bị xơ hóa.

Tăng tiểu cầu thứ phát

Tăng tiểu cầu thứ phát xảy ra khi một bệnh lý, một điều kiện, hoặc một tác nhân ngoại lai làm gia tăng số lượng tiểu cầu. Ngược lại với tăng tiểu cầu nguyên phát, các tiểu cầu trong tăng tiểu cầu thứ phát thường là bình thường.

Những điều kiện hay yếu tố có thể gây tăng tiểu cầu trong một số trường hợp như:

  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Thiếu máu tán huyết
  • Sau phẫu thuật cắt lách
  • Ung thư
  • Viêm hoặc các bệnh truyền nhiễm như bệnh mô liên kết, bệnh viêm loét đại tràng, và bệnh lao
  • Phản ứng với thuốc nào đó
  • Loãng xương

Một số điều kiện có thể dẫn đến tăng tiểu cầu trong thời gian ngắn gồm:

  • Phục hồi sau mất máu nghiêm trọng
  • Phục hồi từ tình trạng giảm nặng tiểu cầu do sử dụng quá nhiều rượu và thiếu vitamin B12 hay folate...
Tăng tiểu cầu thứ phát xảy ra khi một bệnh lý, một điều kiện, hoặc một tác nhân ngoại lai làm gia tăng số lượng tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu thứ phát xảy ra khi một bệnh lý, một điều kiện, hoặc một tác nhân ngoại lai làm gia tăng số lượng tiểu cầu.

Sự nguy hiểm khi tăng tiểu cầu

1. Gây huyết khối (cục máu đông)

- Trong tăng tiểu cầu nguyên phát, cục máu đông thường phát triển ở não, tay và chân. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, kể cả ở tim và ruột.

- Cục máu đông ở não gây tai biến mạch não ra các triệu chứng đối với 25% số bệnh nhân. Triệu chứng thường gặp là đau đầu và chóng mặt mãn tính. Có thể xảy ra đột quỵ trong những trường hợp nghiêm trọng.

- Cục máu đông trong mạch máu nhỏ khiến tay chân tê và đỏ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác rát bỏng dữ dội và đau nhói chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

- Các dấu hiệu và triệu chứng của cục máu đông có thể bao gồm: Cục máu đông hình thành trong nhau thai gây chết bào thai hoặc sẩy thai trong 1/2 số thai phụ có tăng tiểu cầu nguyên phát. Cục máu đông không chỉ liên quan với tăng tiểu cầu, mà còn với những yếu tố khác. Tuổi > 60, tiền sử huyết khối, đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

2. Gây xuất huyết

Dấu hiệu của chảy máu bao gồm chảy máu cam, bầm tím xuất huyết, chảy máu từ miệng hoặc nướu răng, hoặc phân có máu. Mặc dù xuất huyết thường đi kèm với tiểu cầu thấp, nó cũng có thể xảy ra ở những người có số lượng tiểu cầu cao.

Cục máu đông hình thành ở những trường hợp tăng tiểu cầu có thể sử dụng hết lượng tiểu cầu của cơ thể. Điều này có nghĩa là không còn đủ tiểu cầu trong máu để hàn gắn lại bất kỳ dấu vết cắt đứt hoặc tổn thương của các mạch máu.

Những điều cần lưu ý khi mắc bệnh tăng tiểu cầu

Khi bạn được chẩn đoán tăng tiểu cầu, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:

  • Đi khám bệnh thường xuyên.
  • Ngừng hút thuốc lá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông, như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol trong máu...
  • Theo dõi những dấu chứng của huyết khối và chảy máu và báo cáo ngay cho bác sĩ.
  • Dùng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ.
  • Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội; tránh các môn thể thao va chạm mạnh.
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng của bạn ở mức bình thường.
  • Kiểm soát huyết áp, mỡ máu, đường huyết nhằm giảm nguy cơ huyết khối.
  • Báo với bác sĩ điều trị nếu bạn cần thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật hoặc kê các loại thuốc làm tăng tiểu cầu.

Xem thêm video được quan tâm:

7 công thức trà thảo mộc tăng cường miễn dịch | SKĐS


BS. Trịnh Thu Hoa
Ý kiến của bạn