Hà Nội

Tăng thuế rượu, bia - nên thực hiện sớm!

02-03-2014 09:45 | Thời sự
google news

Là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới những căn bệnh nan y, tổn hại tới sức khỏe thì bia, rượu và thuốc lá còn là nguyên nhân của những câu chuyện đau lòng từ những vụ mất trật tự xã hội, rồi tai nạn giao thông khi con người mất kiềm chế, kiểm soát do sử dụng rượu bia gây ra.

Là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới những căn bệnh nan y, tổn hại tới sức khỏe thì bia, rượu và thuốc lá còn là nguyên nhân của những câu chuyện đau lòng từ những vụ mất trật tự xã hội, rồi tai nạn giao thông khi con người mất kiềm chế, kiểm soát do sử dụng rượu bia gây ra.

Theo đó, với thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá hiện đang có mức thuế 65% sẽ điều chỉnh tăng lên 75% kể từ 1-7-2015 đến hết ngày 31-12-2017. Từ ngày 1-1-2018 sẽ là 85%. Còn đối với rượu từ 20 độ trở lên sẽ tăng thuế từ 50% hiện nay lên 65%; Rượu dưới 20 độ sẽ tăng thuế từ 25% hiện nay lên 35%. Bia cũng tăng thuế từ 50% lên 65% kể từ 1-7-2015. Không chỉ bia, rượu “nhà máy”, mà các loại bia “cỏ”, rượu “quốc lủi“ cũng sẽ đồng loạt chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 10-20% từ 1-7-2015 tới đây.

Mặc dù rượu, bia, thuốc lá đã nằm trong 16 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, nhưng hiện nay các mặt hàng này có thuế suất chưa phù hợp với mặt bằng chung của các nước trên thế giới. Mục đích tăng thuế TTĐB là để hạn chế sử dụng của người tiêu dùng trong nước. Việt Nam đang đứng đầu trong danh sách “đệ tử lưu linh”. Tổ chức nghiên cứu thị trường Erowatch mới đây công bố thông tin cho biết với lượng rượu bia tiêu thụ của Việt Nam trong năm 2012 là 3 tỷ lít, bình quân đầu người 32 lít đã đưa Việt Nam trở thành quán quân uống rượu bia ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Thêm nữa, theo đại diện của hãng Heineken khi nghiên cứu thị trường đã dự báo tới năm 2015 Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rượu, bia lớn nhất thế giới. Còn theo đánh giá của Tổ chức Nghiên cứu thị trường châu Âu, lượng tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam từ nay đến năm 2016 sẽ tăng 10%/năm.

Trong khi đó, ngoài chuyện được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới những căn bệnh nan y, tổn hại tới sức khỏe thì bia, rượu và thuốc lá còn là nguyên nhân của những câu chuyện đau lòng từ những vụ mất trật tự xã hội, rồi tai nạn giao thông khi con người mất kiềm chế, kiểm soát do sử dụng rượu bia gây ra. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu, thống kê nào, nhưng có thể khẳng định rằng các khoản đóng góp cho ngân sách từ ngành sản xuất rượu, bia so với những chi phí để khắc phục hậu quả của nó gần như tương đương. Điều này khiến cho nỗ lực của toàn xã hội trong phát triển kinh tế cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng bị trôi theo dòng chảy của rượu, bia.

Dư luận hoan nghênh đề xuất của Bộ Tài chính và thấy cần được thực hiện sớm để tăng thu ngân sách và giảm chi cho y tế do hậu quả của việc sử dụng bia, rượu, thuốc lá gây ra.

Tuy vậy, cũng có lo lắng rằng việc đánh thuế cao thì bia, rượu, thuốc lá nhập lậu qua đường tiểu ngạch sẽ tăng nên phải tăng cường khâu kiểm soát, kiểm tra, ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng sản xuất tại gia đối với bia, rượu… Và đã làm là phải làm tới cùng, bịt mọi ngóc ngách mới mong có phần thắng trong cuộc chiến với… ma men.

Theo An ninh Thủ Đô

 

 

 


Ý kiến của bạn