Tăng sức đề kháng cho phụ nữ có thai mắc COVID-19 từ món ăn thanh nhiệt

SKĐS - Phụ nữ mang thai cơ thể vốn nhiệt (nóng) do sự thay đổi nồng độ hormone. Khi bị mắc COVID-19, cơ thể càng tích nhiệt khiến chị em càng mệt mỏi hơn. Đông y có nhiều món ăn thuốc thanh nhiệt giúp tăng sức đề kháng cho phụ nữ có thai mắc COVID19.

Phụ nữ mang thai (PNCT) thiên về nhiệt (nóng). Đa phần các bệnh của ôn dịch cũng như COVID-19, thường thiên về nhiệt làm hao tổn chân âm tân dịch. Khi cơ thể âm hư nội nhiệt dễ gây tích nhiệt viêm sưng nặng hơn.

Phép trị là giải ngoại tà cần trợ giúp phần âm. Bên cạnh dùng thuốc, ăn các món bổ dưỡng thanh nhiệt giúp tăng sức đề kháng, ức chế vi khuẩn, virus phát triển. Sau đây là một số món ăn thuốc giải ngoại tà tăng sức đề kháng dùng rất tốt cho phụ nữ có thai mắc COVID-19.

Phụ nữ mang thai giai đoạn mới mắc COVID-19

Chị em có biểu hiện sốt ho, đau họng nghẹt mũi, ớn lạnh, mạch phù sác (ngoại tà phần biểu), nên dùng các món sau:

Cháo giải cảm an thai

Gạo tẻ mới 100g, hành hoa (hành lá)40g, rau tía tô 30g, gừng 10g, bột gia vị vừa đủ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho hành tía tô, gừng, gia vị. Ăn khi còn ấm.

Theo sách Tuệ Tĩnh, gạo tẻ có vị thơm ngọt tính bình, dưỡng vệ điều vinh, đại bổ cơ thể. Gạo mới rất giàu vitamin B1, B2, B3, B6 và dưỡng chất cần thiết tăng cường kháng thể…

Hành hoa tác dụng giải biểu, hòa trung, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu; trị chứng thương hàn, phong nhiệt, ho đau đầu, nghẹt mũi. Ngoài ra còn thuận khí an thai, cầm huyết, hòa trung tiêu, ích 5 tạng.

Tía tô giải cảm, điều hoà chức năng tiêu hoá, an thai, giải độc...

Đây là món cháo bổ mát an thai, giải ngoại phong tà do nhiễm vi khuẩn virus, tăng cường kháng thể. Món này không có tác dụng phụ, có thể dùng cho nhiều độ tuổi.

photo-1628507755821

Cháo tía tô hành gừng giải cảm an thai, rất tốt cho phụ nữ có thai bị COVID-19.

Canh giải cảm ho an thai

Thịt cá chép 100g, rau cải canh 100g, hành mùi, gia vị vừa đủ.

Cá chép nướng hay luộc gỡ lấy thịt cá. Xào cá với dầu thực vật,cho hành gừng, gia vị, nấu canh ăn.

Theo sách Tuệ Tĩnh, cá chép có vị ngọt, tính bình không độc. Tác dụng hạ khí, trừ hoàng đản, ho đàm, máu cục trong bụng, an thai, tiêu thũng.

Cải canh, tác dụng thông lợi khoan khoái trong lồng ngực, thông kiếu, an thận hóa đàm, trừ ho thở dốc.

Đây là món canh giải cảm ho an thai, chữa ôn tà ho sốt, ho đàm nhiều khó thở, ho tức ngực sườn, dùng cho hj nữ có thai rất tốt.

photo-1628507756646

Phụ nữ có thai bị COVID-19 nên ăn món canh cải nấu cá chép.

Canh giải cảm tiêu đàm an thai

Thịt cá lóc 100g, cải cúc 100g. Cá lóc nướng hoặc luộc lấy thịt. Xào cá với dầu thực vật, thêm gia vị hành gừng vừa đủ, nấu canh ăn.

Cá lóc, tác dụng bổ khí huyết, lợi gân xương, trừ đàm. Dùng tốt cho người bị bệnh phổi, phụ nữ sau sinh ít sữa, bồi bổ cho người mệt mỏi.

Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 tránh ăn thịt cá kho mặn đóng hộp để lâu, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu.

Không nên ăn ăn thịt bò, dê, chim, gà và các loại thịt động vật bổ dương tính nóng. Bởi chúng dễ gây tích nhiệt gây viêm sưng nặng hơn, dễ bị sốt tái lại.

Không nên dùng vị phát hãn ra mồ hôi nhiều dễ làm mất nước tân dịch, ảnh hưởng đến thai.

Rau cải cúc vị ngọt mát. Tác dụng kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa, dưỡng âm...

Đây là món canh ngon bổ mát giàu vitamin A, B, D và nhiều dưỡng chất tăng sức đề kháng. Dùng rất tốt cho PNCT, cho con bú bị ho đàm tức ngực sườn khó thở rất hay.

Nếu chị em có sốt, miêng khô khát, ra nhiều mồ hôi, mất nước nên phối hợp uống nước bổ mát an thai. Ví dụ: Nước mía, nước dừa, bột sắn dây, nước mơ, nước sơ ri. Hoặc nước ép cam, chanh, quít, bưởi và các loại trái cây tươi…

Nếu người nóng bứt rứt khó ngủ, miệng khô khát do chân âm hao tổn, dùng đậu đen nấu nước hoặc nấu cháo ăn.

Nếu hết sốt người còn nóng ngoài da nổi mụn, phát ban do nhiệt tà còn lưu lại, dùng đậu xanh nấu nước hoặc nấu chè, cháo ăn nhiều ngày.

photo-1628507757302

Nước ép cam quý bưởi bổ mát an thai, rất tốt cho phụ nữ có thai bị COVID-19.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Chuyên gia giải thích về quy trình điều trị bệnh nhân COVID19 ở TP Hồ Chí Minh.


Lương y Nguyễn Minh Phúc
Nguyên PCT Hội Đông y TP. Vũng Tàu
Ý kiến của bạn