Hà Nội

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cần phân biệt với các bệnh khác

28-09-2022 09:36 | Bệnh nam giới
google news

SKĐS -Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là một u lành hay gặp nhất ở nam giới trung niên và tăng dần theo tuổi. Tuy ít gây tử vong nhưng bệnh có thể làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.

Nhiều người bệnh khi được chẩn đoán tăng sinh tuyến tiền liệt thường lo lắng không biết có phải ung thư hay không? Vậy tăng sinh tuyến tiền liệt có tiến triển thành ung thư không, cần phân biệt với bệnh gì?

1. Nguyên nhân gây tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Đến nay nguyên nhân gây tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt chưa được thống nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều thống nhất có yếu tố quan trọng gây tình trạng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt đó là tuổi càng cao thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này càng nhiều.

Khi tuổi trung niên bắt đầu, nội tiết thay đổi và người ta thấy hormon sinh dục nam càng có vai trò tác động mạnh vào tuyến tiền liệt làm cho tuyến tiền liệt phì đại (to ra). Theo nghiên cứu đến độ tuổi trung niên, khoảng 45-50 tuổi, tuyến tiền liệt sẽ to, mặc dù lượng testosterone đã bắt đầu giảm. Chính sự lớn lên của tuyến tiền liệt kèm theo những biến đổi trong cuộc sống, như viêm nhiễm, xuất tinh… gây nên những triệu chứng của bệnh.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, tỷ lệ tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt ở người 40 tuổi là 8%, ở người 90 tuổi là 90%. Một khi u xuất hiện thì nó liên tục phát triển. Người ta ước tính tuyến tiền liệt tăng trung bình 20g trong 10 năm.

Yếu tố thứ hai là vai trò của tinh hoàn, đây có thể là một trong nguyên nhân gây tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cần phân biệt với ung thư và bệnh gì? - Ảnh 1.

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là 1 loại bệnh lành tính, tiến triển chậm, hiếm khi gây tử vong.

2. Biểu hiện của tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Khi mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt người bệnh có các triệu chứng gồm: tiểu nhiều lần nhất là hay đi tiểu về ban đêm gây nên tình trạng mất ngủ vì thức giấc và khó lấy lại giấc ngủ, đột nhiên có cảm giác buồn tiểu dữ dội, nước tiểu són ra ngoài không kiểm soát được. Ở một số người gặp tình trạng tiểu buốt thường kết hợp với nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Ngoài ra người bệnh còn có các biểu hiện do chèn ép hay còn gọi là hội chứng tắc nghẽn với các biểu hiện tiểu khó, phải rặn khi tiểu tiện, tia nước tiểu yếu, tiểu xong không có cảm giác thoải mái.

Chính vì vậy, nhiều người nghĩ đây chỉ là những biểu hiện do tuổi già … nên chủ quan không đi khám. Trên thực tế lâm sàng, nhiều bệnh nhân không tiểu được – bí tiểu hoàn toàn mới đến khám, có khoảng 25% bệnh nhân có phì đại tuyến tiền liệt đến khám vì bí tiểu cấp tính.

3. Chẩn đoán tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Để xác định bệnh ngoài các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm, xét nghiệm PSA để xem tuyến tiền liệt bị viêm, phì đại hoặc ung thư. Cũng có thể chỉ định thêm chụp niệu đồ tĩnh mạch, soi bàng quang, niệu đạo… nhằm giúp chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân đái ra máu do tuyến tiền liệt hay do u bàng quang. Và xác định rõ các nguyên nhân tiểu khó do cổ bàng quang, tuyến tiền liệt, hoặc do hẹp niệu đạo.

Ngoài ra, sẽ chỉ định làm các xét nghiệm thường quy như: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hoá, cấy vi khuẩn nước tiểu.

4. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cần phân biệt với bệnh gì?

Với các biểu hiện tiểu nhiều, tiểu khó nên việc chẩn đoán giúp loại trừ và phân biệt với các bệnh cụ thể:

- Ung thư tiền liệt tuyến: Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và ung thư tiền liệt tuyến đều là bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Nếu nghi ngờ sinh thiết để khẳng định chẩn đoán.

- Xơ cứng cổ bàng quang: Đa số người bệnh mắc xơ cứng cổ bàng quang ở độ tuổi trên 60 tuổi với các biểu hiện đái khó, có khi bí đái phải đặt ống thông niệu đạo.

- Bàng quang thần kinh: Khi mắc bàng quang thần kinh người bệnh cũng có biểu hiện tiểu khó kèm rỉ nước tiểu. Tuy nhiên, bàng quang thần kinh thường gặp ở người có tiền sử chấn thương cột sống, tai biến mạch não.

- Hẹp niệu đạo: Khi mắc hẹp niệu đạo đa số bệnh nhân có biểu hiện tiểu khó, bí đái. Đa số người bệnh hẹp niệu đạo có tiền sử chấn thương niệu đạo hoặc can thiệp qua đường niệu đạo.

- Viêm hoặc áp xe tiền liệt tuyến: Với căn bệnh này ít gặp ở người già, thường gặp ở tuổi trung niên.

5. Điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Tùy từng trường hợp, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phù hợp. Với nguyên tắc điều trị nội khoa và thay đổi cách sinh hoạt, theo dõi tình trạng của bệnh.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần thay đổi lối sống như: Cần hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, tránh thức uống chứa caffeine, thức ăn cay. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng một số loại thuốc (ví dụ, thuốc lợi tiểu, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm).

Ngoài ra, người bệnh cần luyện tập cách tiểu tiện giúp bàng quang hoạt động tốt bằng các bài tập tăng sức mạnh sàn chậu.

Việc chỉ định các phương pháp điều trị ngoại khoa với tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt tùy thuộc vào kích thước của u. Trường hợp được chỉ định điều trị ngoại khoa khi u gây ảnh hưởng nhiều đến đường tiết niệu, lượng tiểu cặn > 100ml, đái khó nhiều. Nếu người bệnh bí đái cấp phải đặt sonde niệu đạo, người bệnh nhiễm khuẩn niệu, sỏi bàng quang hoặc người bệnh đái máu mức độ nặng, suy thận.

Phương pháp cắt nội soi qua niệu đạo thường được chỉ định đối với những tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và vừa trọng lượng < 70g.

Tóm lại: Tăng sinh tuyến tiền liệt là vấn đề thường gặp, có khoảng 63,8% nam giới trên 60 tuổi mắc bệnh này. Tuy là bệnh lành tính nhưng có thể gây ra những biến loạn cơ năng và thực thể ở vùng cổ bàng quang, đặc biệt là làm cản trở dòng tiểu đi ra từ bàng quang. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiểu tiện khó khăn, tiểu không kiểm soát cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Điều trị bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là điều bắt buộc bởi khi kích thước khối u xơ lớn sẽ khiến niệu đạo và bàng quang bị chèn ép từ đó việc bài tiết nước tiểu của người bệnh sẽ gặp trục trặc. Kích thước khối u xơ càng lớn thì việc tiểu tiện càng khó khăn do đường tiểu bị hẹp lại, thậm chí là bị tắc hoàn toàn. Nếu không khắc phục kịp thời người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết nit sinh lành tính tuyến tiền liệt, nam giới cần nhanh chóng đi khám bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình.

Mời độc giả xem thêm video:

video mat xa mat


ThS. BS Lê Trọng
Ý kiến của bạn