Hiện tại, ảnh hưởng của aspirin đối với bệnh suy tim còn nhiều tranh cãi. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, aspirin có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị một số bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…).
Phân tích bao gồm 30.827 người có nguy cơ phát triển suy tim từ 40 tuổi trở lên và không bị suy tim tại thời điểm ban đầu.
Có 7.698 người tham gia nghiên cứu (chiếm khoảng 25%) đang sử dụng aspirin. Kết quả sau 5,3 năm theo dõi, trong số này có 1.330 người đã phát triển bệnh suy tim.
Các nhà điều tra đã đánh giá mối liên quan giữa việc sử dụng aspirin và sự cố suy tim sau khi điều chỉnh theo giới tính, tuổi tác, chỉ số khối cơ thể, hút thuốc, sử dụng rượu, huyết áp, nhịp tim, cholesterol trong máu, creatinin, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch...
Bệnh nhân suy tim thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực…
Để kiểm tra tính nhất quán của các kết quả, các nhà nghiên cứu đã lặp lại phân tích sau khi đối chiếu những người dùng aspirin và không dùng aspirin về nguy cơ suy tim. Kết quả phân tích này cho thấy, những người dùng aspirin có liên quan đến việc tăng 26% nguy cơ chẩn đoán suy tim mới. Phân tích cũng được thực hiện sau khi đã loại trừ những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Phân tích 22.690 người tham gia (74%) không mắc bệnh tim mạch cho thấy, việc sử dụng aspirin có liên quan đến việc tăng 27% nguy cơ suy tim ở nhóm người này.
Các nhà khoa học cho hay, đây là nghiên cứu lớn đầu tiên điều tra mối quan hệ giữa việc sử dụng aspirin và sự cố suy tim ở những người có bệnh tim và những người không mắc bệnh tim nhưng có ít nhất một yếu tố nguy cơ.
Tuy nhiên, cần có một nghiên cứu lớn hơn để đánh giá chính xác kết quả nghiên cứu này. Cho đến lúc đó, aspirin vẫn cần được kê đơn thận trọng ở những người bị suy tim hoặc những người có các yếu tố nguy cơ của tình trạng này.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Dù đã khỏi bệnh COVID-19 vẫn có nguy cơ biến chứng nặng về sau?