Mất trí nhớ-bệnh phổ biến ở người già
Theo Viện Lão hóa Quốc gia (NIA), chứng mất trí nhớ là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự mất chức năng nhận thức, chẳng hạn như suy nghĩ, ghi nhớ và lý luận, hành vi có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động hàng ngày của người bệnh. Có nhiều dạng mất trí nhớ, bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ cơ thể, rối loạn tiền đình và chứng mất trí nhớ mạch máu. Người mắc chứng mất trí nhớ có thể phát triển các vấn đề về trí nhớ, kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức thị giác, giải quyết vấn đề, tự quản lý và khả năng tập trung và chú ý. Chứng mất trí thường phổ biến hơn ở người già...
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến chứng mất trí nhớ?
Tác giả nghiên cứu chính GS. TS. Wei Xu, chuyên gia về thần kinh học tại Trung Quốc cho rằng, vấn đề về giấc ngủ có thể gây ra viêm trong não và cuối cùng có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ. Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của quá trình trao đổi chất trong não, như khả năng của bộ não chuyển chất thải qua hệ thống glymphatic, có thể dẫn đến mất các tế bào thần kinh. Các vấn đề về giấc ngủ cũng có thể dẫn đến teo (hoặc co rút) các khu vực quan trọng của não, như đồi hải mã, điều chỉnh động lực, cảm xúc, học tập và trí nhớ.
Những người mắc chứng mất ngủ có nguy cơ tăng 27% mắc chứng mất trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một loạt các vấn đề về giấc ngủ phổ biến có liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn. Những người mắc chứng mất ngủ (chứng rối loạn giấc ngủ như khó ngủ hoặc ngủ không sâu) có nguy cơ tăng 27% mắc chứng mất trí nhớ. Những người bị thiếu ngủ, được xác định là không ngủ đủ giấc, có khả năng mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 25%. Những người ngủ không hiệu quả, thường xuyên thức giấc, có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 24% và những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, một chứng rối loạn giấc ngủ có khả năng nghiêm trọng khi ngừng thở và bắt đầu vào ban đêm, có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn 29%. TS. Amit Sachdev, Đại học bang Michigan khẳng định, giấc ngủ kém có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến mất trí nhớ.
Giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ nhờ giấc ngủ ngon
Để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, TS. Wei Xu khuyên:
Cố gắng để có được giấc ngủ chất lượng tốt hơn.
Không nên ngủ trong thời gian quá dài hoặc quá ngắn. Mọi người đều có nhu cầu ngủ khác nhau, nhưng các chuyên gia khuyến nghị người lớn từ 25 đến 64 tuổi nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm và người lớn từ 65 tuổi trở lên nên ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.
Tránh buồn ngủ vào ban ngày: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc một chứng bệnh như ngưng thở khi ngủ, hãy điều trị ngay.
Để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, ngoài việc quản lý giấc ngủ, cần giữ lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ mạch máu và duy trì tâm trạng cân bằng..