Hà Nội

Tăng miễn dịch phòng bệnh: Chuyện xưa nhưng không bao giờ cũ

28-01-2022 11:18 | Y học 360
google news

Cơ thể không miễn dịch giống như một căn nhà không khóa cửa, kẻ xấu có thể xâm nhập bất cứ lúc nào.

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch được hiểu đơn giản là khả năng miễn nhiễm của cơ thể đối với dịch bệnh. Đây là một hệ thống được tạo thành bởi một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, các mô và các cơ quan. Chúng liên kết với nhau tạo thành một hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm hại của "những kẻ xâm lược" như vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng…

Hệ miễn dịch có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể như da, tủy xương, cổ họng, hệ thống tiêu hóa, lá lách, hạch bạch huyết, niêm mạc mũi và bộ phận sinh dục. Vì có mặt ở nhiều vị trí như vậy nên hệ miễn dịch lưu trữ tế bào, truyền nhận thông tin tới các cơ quan và duy trì hoạt động của cơ thể nhịp nhàng và ổn định.

Khi có kẻ xâm nhập, mạng lưới miễn dịch này được báo động và kích hoạt hàng rào bảo vệ cũng như tiêu diệt kẻ xâm nhập bằng cách sản sinh ra tế bào bạch cầu, kháng thể… Hệ miễn dịch sẽ làm việc hết công suất để ngăn chặn và loại bỏ những "kẻ lạ mặt" xâm nhập vào cơ thể trước khi chúng phát triển ồ ạt.

Vai trò của hệ miễn dịch trong phòng ngừa bệnh lây nhiễm

Hệ miễn dịch ở mỗi người là không giống nhau. Khi đến tuổi trưởng thành, hệ miễn dịch trở nên hoàn thiện và khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, thanh thiếu niên và người lớn thường mắc ít bệnh hơn, trong khi đó, người già và trẻ nhỏ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.

Phân loại miễn dịch

Ở người có 3 loại miễn dịch đó là miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh), miễn dịch thích nghi và miễn dịch thụ động. Mỗi loại miễn dịch lại có chức năng, nhiệm vụ riêng đối với việc bảo vệ cơ thể con người.

Miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh): Miễn dịch bẩm sinh chính là tuyến phòng thủ đầu tiênngăn chặn virus gây bệnh dịch đi vào cơ thể, bao gồm các hàng rào vật lý, hóa học, sinh học ngăn cách cơ thể với môi trường phức tạp bên ngoài.

Miễn dịch thu được: Cơ thể khi tiếp xúc với mầm bệnh hoặc được tiêm vaccine, chúng nhận diện và ghi nhớ tác nhân đang gây bệnh trong cơ thể rồi tiết ra một lượng kháng thể vừa đủ để chống lại mầm bệnh. Sau này, khi tác nhân đó lại xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ chủ động đối phó với nó ngay khi phát hiện.

Miễn dịch thụ động: Là loại "mượn" từ nguồn khác như trẻ bú mẹ và thai nhi đều nhận được kháng thể từ nhau thai và qua sữa mẹ. Nhưng miễn dịch loại này không kéo dài mà mất đi sau một khoảng thời gian.

Tăng miễn dịch phòng bệnh: Chuyện xưa nhưng không bao giờ cũ - Ảnh 1.

Miễn dịch hoạt động thế nào khi gặp virus gây bệnh?

Hệ thống miễn dịch phân biệt "kẻ thù" và "người nhà" bằng cách nhận diện các protein trên bề tế bào. Sau khi phân biệt được "quân ta" và "quân dịch", các tế bào phối hợp với nhau để tìm ra kháng nguyên (virus, vi khuẩn, nấm, độc tố…). Khi tế bào Lympho B phát hiện ra kháng nguyên, chúng tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên vừa tìm được. Ví dụ tế bào B tạo ra kháng thể chống virus, vi khuẩn gây viêm phổi; tế bào C tạo ra kháng thể phát hiện virus gây cảm cúm… Cứ như thế, các kháng thể sẽ làm việc cho đến khi vô hiệu hóa hết các tác nhân gây bệnh.

Như vậy có nghĩa là, một người có hệ miễn dịch mạnh, được củng cố hàng ngày thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện và bồi bổ, sẽ hoạt động mạnh mẽ và đủ sức ngăn cản và tấn công các tác nhân gây hại. Và khả năng mắc bệnh hoặc bị bệnh kéo dài của người này là thấp hơn. Bởi dù có vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể 1 lần, thì "những kẻ xâm lược" này phải đối phó với rất nhiều hàng rào miễn dịch khác trải rộng khắp cơ thể..

Còn với những người có hệ miễn dịch yếu, hàng phòng vệ lỏng lẻo sẽ làm cho mạng lưới miễn dịch có lỗ hổng. Những kẻ xâm lược có thể có cơ hội xâm nhập và gây tổn thương cho cơ thể mà biểu hiện là các bệnh như cúm, viêm phổi, ung thư hay một loại bệnh nguy hiểm nào khác.

Bởi, khi hệ miễn dịch không được củng cố và nâng cấp hàng ngày mà còn bị tác động tiêu cực bởi thực phẩm không đảm bảo, chất kích thích, thiếu các vi chất, khoáng chất… sẽ khiến "sức khỏe của hệ miễn dịch" giảm sút.

Có thể ví hệ miễn dịch là một tập hợp các chiến binh. Các chiến binh này không được rèn luyện, không được quan tâm đúng - đủ sẽ dẫn đến tinh thần và thể lực bị suy yếu. Khi suy yếu thì hàng rào bảo vệ sẽ lỏng lẻo, kẻ xâm lược dễ dàng vượt qua và gây hại đến cơ thể.

Tăng miễn dịch phòng bệnh: Chuyện xưa nhưng không bao giờ cũ - Ảnh 2.

Các cách tăng cường miễn dịch và đề kháng cơ thể

Cần tăng cường đề kháng và miễn dịch mỗi ngày để chủ động ngăn chặn dịch bệnh.

Quản lý chế độ sinh hoạt gồm ăn – ngủ – nghỉ – tập luyện

Các thực phẩm có tác dụng tăng cường miễn dịch bao gồm tỏi tươi, rau xanh, trái cây, quả mọng, nấm hương, khoai lang, cà rốt …

Cần hạn chế sử dụng các chất kích thích vì lạm dụng rượu bia sẽ ức chế chức năng của tế bào bạch cầu và làm suy giảm sức đề kháng với bệnh tật.

Bên cạnh một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối về dinh dưỡng thì chúng ta cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Sau cùng, bạn cần có một giấc ngủ đủ và sâu. Khi cơ thể làm việc quá tải cộng với mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến mọi hoạt động của cơ thể ngừng trệ, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, phổi, dạ dày, đại tràng…

Bổ sung bào tử lợi khuẩn hàng ngày

Lợi khuẩn từ lâu đã được nhắc nhiều trong các phương pháp bảo vệ sức khỏe hiện đại đem lại hiệu quả cao và an toàn. Lợi khuẩn vào cơ thể tiết ra các enzyme giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Lợi khuẩn tổng hợp nhiều vitamin, giúp tăng cảm giác ngon miệng, làm cơ thể khỏe mạnh. Lợi khuẩn kích thích tiết kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Thêm vào đó, lợi khuẩn đào thải các hại khuẩn ra khỏi hệ vi sinh đường ruột; tạo điều kiện cho các vi khuẩn bản địa khôi phục, và làm cân bằng hệ vi sinh.

Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe bằng cách tăng đề kháng và miễn dịch. Củng cố hệ thống phòng vệ của cơ thể mỗi ngày để chắc chắn rằng chúng luôn trong tư thế sẵn sàng hành động và hành động có hiệu quả!

Thực phẩm này không phải thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


PV
Ý kiến của bạn