Tăng kinh phí chi cho khám chữa bệnh BHYT để tăng quyền lợi của người tham gia BHYT

08-03-2024 17:48 | Y tế

SKĐS - Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh chi phí quản lý tối đa 5% như quy định hiện hành xuống tối đa 4% cho hoạt động quản lý quỹ BHYT. Phần còn lại 1% bổ sung ngay vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Trong đó, Bộ đề xuất quy định điều chỉnh giảm số kinh phí phân bổ dành cho chi phí quản lý để chuyển sang chi trực tiếp cho khám bệnh, chữa bệnh.

Đề xuất điều chỉnh chi phí quản lý hiện hành xuống tối đa 4% cho hoạt động quản lý quỹ BHYT

Theo đó, đề xuất điều chỉnh chi phí quản lý tối đa 5% như quy định hiện hành xuống tối đa 4% cho hoạt động quản lý quỹ BHYT. Phần còn lại 1% bổ sung ngay vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Cụ thể, theo dự thảo, 91% số tiền đóng BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh; 9% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ BHYT, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng.

Tăng kinh phí chi cho khám chữa bệnh BHYT để tăng quyền lợi của người tham gia BHYT- Ảnh 1.

Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh chi phí quản lý tối đa 5% như quy định hiện hành xuống tối đa 4% cho hoạt động quản lý quỹ BHYT. Phần còn lại 1% bổ sung ngay vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Bộ Y tế cho biết, nếu thực hiện đề xuất trên sẽ tăng nguồn kinh phí chi cho khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong bối cảnh mức đóng BHYT còn thấp, nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng.

Việc tỷ lệ chi tối đa dành cho chi phí quản lý quỹ BHYT từ 5% xuống 4%, phần còn lại 1% bổ sung ngay vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh sẽ giúp gia tăng kinh phí chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Tổng kinh phí được bổ sung vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh mỗi năm khoảng 1.100 tỷ đồng sẽ được phân bổ, điều tiết ngay từ đầu năm cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, nhiệm vụ góp phần giảm tình trạng thiếu kinh phí, nợ đọng kéo dài.

Tăng quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ góp phần tăng quyền lợi và khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế có chất lượng từ đó làm giảm tỷ lệ mắc, điều trị các bệnh, tật; có thể giúp giảm thời gian, nhân lực để điều chỉnh kết dư chi phí quản lý, điều chỉnh bổ sung kinh phí cho bảo hiểm xã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhờ có thêm kinh phí nên có thể tăng phân bổ, từ đó giúp tiết kiệm chi ngân sách cho bộ máy.

Việc phân bổ sử dụng quỹ BHYT hiệu quả để tăng kinh phí phân bổ cho khám bệnh, chữa bệnh sẽ góp phần tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế có chất lượng từ đó làm giảm tỷ lệ mắc, điều trị các bệnh, tật. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thông qua đó sẽ làm tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tăng niềm tin vào chính sách BHYT từ đó có thể thu hút người dân tham gia BHYT

Bên cạnh đó, theo Bộ Y tế, việc có chi phí cho các hoạt động quản lý quỹ BHYT của các cơ quan quản lý sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước có chi phí để đầu tư cho việc phát triển, duy trì hạ tầng công nghệ thông tin, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn đáp ứng yêu cầu của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh BHYT từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đồng thời giúp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiết kiệm được nguồn nhân lực.

Tăng kinh phí chi cho khám chữa bệnh BHYT để tăng quyền lợi của người tham gia BHYT- Ảnh 2.

Đến nay Việt Nam đạt tỷ lệ hơn 93% người dân tham gia BHYT.

Cùng đó có thể tác động tích cực đến các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ, hàng hóa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhờ tăng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT sẽ góp phần tăng nguồn cung ứng của doanh nghiệp.

Việc ban hành chính sách cũng có tác động đến giảm nghèo thông qua hạn chế chi từ tiền túi của những người dân do tăng tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng. Bên cạnh đó, việc tăng sức khỏe và cơ hội việc làm cũng sẽ giúp người dân tạo thêm nhiều thu nhập cho bản thân và xã hội.

Việc này cũng sẽ giúp tăng niềm tin vào chính sách BHYT từ đó có thể thu hút người dân tham gia BHYT.

Theo Bộ Y tế, việc đặt mức tối đa 4% tiền đóng BHYT dành cho chi phí quản lý dự kiến không gây tác động tiêu cực đến việc quản lý quỹ BHYT.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chi phí quản lý BHYT chỉ chiếm 3,7% tổng số tiền thu BHYT vào năm 2020 và chiếm 3,3% vào năm 2021.

Năm 2023 mức lương tối thiểu tăng và sẽ tiếp tục tăng lương do cải cách tiền lương, đồng thời tỷ lệ bao phủ BHYT ngày càng tăng. Do đó, việc này dự kiến không gây tác động tiêu cực đến việc quản lý quỹ BHYT, bảo đảm ổn định, khả thi.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời cử tri về đề xuất BHYT chi trả khi người bệnh mua thuốc, vật tư bên ngoàiBộ trưởng Đào Hồng Lan trả lời cử tri về đề xuất BHYT chi trả khi người bệnh mua thuốc, vật tư bên ngoài

SKĐS - Trả lời vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến thanh toán chi phí mua thuốc, vật tư bên ngoài, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, Bộ đang nghiên cứu, xây dựng quy định cơ chế chi trả với chi phí thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục BHYT chi trả mà người dân phải mua bên ngoài.

Vì sao Bộ Y tế không đề xuất bổ sung nhóm đối tượng là thân nhân người lao động tham gia BHYT?Vì sao Bộ Y tế không đề xuất bổ sung nhóm đối tượng là thân nhân người lao động tham gia BHYT?

SKĐS - Liên quan đến đề xuất hỗ trợ thân nhân người lao động tham gia BHYT, Bộ Y tế cho rằng dù đây là chính sách nhân văn nhưng thời điểm chưa phù hợp. Vì vậy Bộ Y tế đã không đề xuất phương án này trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự án Luật BHYT sửa đổi.

Đề xuất BHYT chi trả sàng lọc ung thư cổ tử cung, vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan B, CĐề xuất BHYT chi trả sàng lọc ung thư cổ tử cung, vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan B, C

SKĐS - Trong báo cáo đánh giá tác động chính sách trong dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế đề xuất ưu tiên mở rộng chi trả BHYT bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan C và B. Dự thảo đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Thái Bình
Ý kiến của bạn