Tăng huyết áp vô căn và cách hỗ trợ bằng thảo dược

06-05-2022 12:31 | Y học 360
google news

Tăng huyết áp vô căn là loại tăng huyết áp phổ biến, chiếm đến 95% số trường hợp và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vậy tăng huyết áp vô căn là gì? Cách cải thiện như thế nào?

Tăng huyết áp vô căn là gì?

Tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp nguyên phát, là loại tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Dù không xác định được nguyên nhân nhưng tình trạng này có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ như: di truyền, tuổi cao, khẩu phần ăn ít kali và nhiều natri, thừa cân hoặc béo phì, lối sống ít vận động, hút thuốc lá, nghiện rượu, thường xuyên bị stress và mất ngủ.

Tăng huyết áp vô căn thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi chỉ số huyết áp cao ở mức nguy hiểm, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, chảy máu cam, khó thở, đau ngực và tầm nhìn mờ,... Đa phần tăng huyết áp vô căn được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát hoặc kiểm tra bệnh lý liên quan.

Tăng huyết áp vô căn có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp vô căn không được điều trị đúng sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

- Tổn thương động mạch: Huyết áp tăng nhanh và kéo dài khiến động mạch bị tổn thương, trở nên ít co giãn và cứng hơn. Khi đó, chất béo trong máu sẽ tích tụ trong động mạch, làm hạn chế lưu thông máu, gây tắc nghẽn mạch.

- Biến chứng tại tim: Huyết áp tăng khiến tim phải hoạt động quá sức. Áp lực máu càng mạnh càng làm tổn thương cơ tim. Lâu dần, cơ tim bị giãn, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim,...

- Biến chứng về não bộ: Tăng huyết áp vô căn làm giảm lượng máu đến não, gây thiếu máu não thoáng qua. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chết não, đột quỵ.

- Biến chứng khác: Tăng huyết áp vô căn còn gây suy thận, phù gai thị, giảm thị lực, mù, giảm khả năng ghi nhớ và suy đoán.

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp vô căn, bạn cần đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

photo-1651813410890

Tăng huyết áp vô căn không được phát hiện sớm có thể dẫn đến suy tim

Điều trị tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn thường được kiểm soát bằng cách kết hợp giữa việc điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc.

Điều chỉnh lối sống

Người bị tăng huyết áp vô căn được khuyến nghị thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống để giảm huyết áp, bao gồm:

- Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp cho người bị tăng huyết áp như đi bộ, bơi, đạp xe,...

- Giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý (chỉ số khối cơ thể BMI trong khoảng 18,5 - 22,9).

- Bỏ thuốc lá.

- Hạn chế sử dụng rượu bia.

- Học cách kiểm soát căng thẳng.

- Thực hiện chế độ ăn cho người tăng huyết áp khoa học: ít natri, giàu kali và chất xơ.

Điều trị bằng thuốc

Nếu thay đổi lối sống không làm hạ huyết áp, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

- Thuốc ức chế men chuyển như: captopril, enalapril, benazepril,... giúp giãn mạch để giảm huyết áp. Thuốc ức chế men chuyển ngăn chặn angiotensin, một chất làm hẹp lòng mạch gây tăng huyết áp.

- Thuốc chẹn beta như: metoprolol, acebutolol, atenolol,... Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tác động của adrenalin, làm giảm lực co bóp của cơ tim, chậm nhịp tim, giảm huyết áp.

- Thuốc chẹn kênh canxi như: amlodipin, diltiazem, felodipine,... Các thuốc này làm gián đoạn sự di chuyển của canxi thông qua các kênh canxi, dẫn đến giãn mạch và hạ huyết áp.

- Thuốc lợi tiểu như: chlorothiazide, furosemide, spironolactone,... Nhóm thuốc này giúp loại bỏ muối (natri) và nước trong cơ thể, do đó làm giảm huyết áp.

- Thuốc giãn mạch như: azilsartan, candesartan, eprosartan,... Các thuốc này giúp làm giãn mạch máu, ngăn không cho cơ thắt lại và thành mạch không bị thu hẹp. Từ đó, máu di chuyển dễ dàng hơn trong lòng mạch, dẫn đến hạ huyết áp.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp có thể gặp một số tác dụng phụ, chẳng hạn như: rối loạn tiểu tiện, mệt mỏi, tim đập chậm, rối loạn giấc ngủ, ho, khó thở, mệt mỏi,...

Do đó, khi được chỉ định dùng thuốc, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp vô căn bằng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống và dùng thuốc, người bị tăng huyết áp vô căn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thảo dược giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp. Trong các thảo dược có tác dụng hạ huyết áp có thể kể đến cần tây.

Cần tây có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, đồng thời cần tây còn làm giảm lipid máu, qua đó hỗ trợ làm giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp và ngăn chặn nguy cơ bệnh tim mạch.

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Iran năm 2013 cho thấy, cao cần tây giúp hỗ trợ hạ chỉ số huyết áp từ 23-38 mmHg. Đặc biệt cần tây không ảnh hưởng đến huyết áp bình thường nên không gây tụt huyết áp.

Dựa trên nhiều chứng minh khoa học, các nhà nghiên cứu đã bào chế thành công sản phẩm mang tên Định Áp Vương chứa cao cần tây là thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: cao hoàng bá, cao lá dâu tằm, chiết xuất tỏi,... có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế năm 2021 cho thấy, có đến 92,8% người dùng hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương.

photo-1651813415949

Định Áp Vương - Dùng cho người huyết áp cao

Chắc hẳn qua những thông tin bài viết chia sẻ, bạn đã hiểu rõ về bệnh tăng huyết áp vô căn và hướng điều trị hiệu quả. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn hãy kết hợp cùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Định Áp Vương để cải thiện tình trạng tăng huyết áp hiệu quả hơn.

Tiếp thị và phân phối bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh



Nguyễn Hà
Ý kiến của bạn