Tăng huyết áp được phân chia thành 2 loại:
- Tăng huyết áp nguyên phát: chiếm khoảng 90% trong tổng số người mắc, là những trường hợp chưa rõ nguyên nhân.
- Tăng huyết áp thứ phát: có nguyên nhân gây bệnh được xác định rõ ràng, bao gồm: xơ vữa động mạch gây hẹp động mạch (động mạch chủ, động mạch thận), các bệnh về thận, động mạch vành, bệnh tim, bệnh tháo đái đường, tăng mỡ máu, do dùng một số loại thuốc (corticoid…), do chế độ ăn uống không hợp lý (thói quen ăn mặn, uống nhiều rượu, bia…), hoặc căng thẳng thần kinh kéo dài, béo phì, lười vận động.
Cần theo dõi huyết áp thường xuyên nếu bị bệnh tăng huyết áp
Các biến chứng tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng", bởi bệnh thường tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
- Nguy cơ nhồi máu cơ tim: Huyết áp cao, máu lưu thông kém hơn. Khả năng hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành (là mạch máu nuôi cơ tim) tăng lên. Điều này gây hẹp dần lòng mạch, không dẫn đủ máu nuôi cơ tim gây ra triệu chứng mệt, đau ngực khi gắng sức. Bên cạnh đó, mảng xơ vữa này tạo cơ hội cho các tế bào máu đến bám vào tạo nên cục huyết khối cấp tính, gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp.
- Biến chứng suy tim: Tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể thắng được áp lực mạch máu khi huyết áp tăng cao. Điều này diễn ra lâu ngày khiến cơ tim dày hơn và dần trở nên suy yếu. Đặc biệt, huyết áp tăng cao lâu ngày có thể gây ra suy tim.
- Tăng huyết áp có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt và gây ra bệnh võng mạc do tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp cũng có thể làm ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống mạch máu trong cơ thể như động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch thận, đặc biệt là những mạch máu ở xa như hai chân. Các mạch máu này bị xơ cứng gây hẹp hoặc tắc nghẽn, tác động làm suy giảm chức năng thận.
- Suy giảm trí nhớ do tăng huyết áp: Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh Alzheimer (chứng suy giảm trí nhớ) và thường gặp chủ yếu ở nam giới.
Lưu ý chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp
Cho đến nay, bệnh tăng huyết áp chưa có biện pháp nào để điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, khi bị tăng huyết áp cần có sự kiên trì chữa trị theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh có thể phải dùng thuốc thường xuyên và suốt đời.
Người bị tăng huyết áp cần có chế độ ăn, uống hợp lý (không ăn mặn, kiêng mỡ động vật, không uống rượu, bia, ăn nhiều rau trong các bữa ăn, trái cây…). Nếu có các bệnh khác kèm theo (đái tháo đường, suy thận…) thì chế độ ăn, uống càng cần được chú ý bao gồm: hạn chế ăn tinh bột, kiêng ăn đường và các sản phẩm có đường, nên tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên.
Ngoài ra, người mắc bệnh tăng huyết áp nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính cao cần tây, giúp hỗ trợ làm giảm lipid máu, giãn mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao. Sản phẩm được kết hợp với nattokinase, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi được chứng minh công dụng tốt cho người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: tăng lipid máu, vữa xơ động mạch. Theo khảo sát trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 92,8% người bệnh cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm chứa cao cần tây với mục đích hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
Sử dụng cần tây hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp hiệu quả
>>> Xem thêm: Tăng huyết áp gây ra biến chứng gì TẠI ĐÂY.
TPBVSK Định Áp Vương – Dùng cho người cao huyết áp Thành phần: cao cần tây, nattokinase 300FU, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi, magie và kali. Công dụng: Hỗ trợ làm giảm lipid máu, giãn mạch, hỗ trợ giảm huyết áp cao. Đối tượng sử dụng: Dùng cho người tăng huyết áp do xơ vữa động mạch; Những người có nguy cơ cao bị tăng huyết áp: tăng lipid máu, vữa xơ động mạch.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1078/2020/XNQC-ATTP Sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu Địa chỉ: Số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Liên hệ: 024.38461530 – 028. 62647169 Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
|