Ngoài nguyên nhân do tính chất gia đình, do chế độ ăn uống, sinh hoạt thì tăng huyết áp cũng có thể xuất hiện khi chịu sự ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.
Người ta ghi nhận ở những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì đều mắc tăng huyết áp. Đây là 2 bệnh lý liên quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cùng lối sống không lành mạnh.
Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý như: viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận,.. cũng là nguyên nhân ảnh hưởng làm tăng huyết áp.
U tủy thượng thận, cường aldosteron, cushing, cường giáp,.. là một số bệnh về nội tiết ảnh hưởng đến cao huyết áp. Phụ nữ mang thai mắc các bệnh như thiếu máu, tiền sản giật cũng làm tăng huyết áp.
Huyết áp cao có chỉ số là bao nhiêu?
Tăng huyết áp là bệnh tiềm ẩn, nhiều trường hợp gần như không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ rệt. Chỉ khi huyết áp vượt ngưỡng và ở mức bất thường thì người bệnh mới đôi khi cảm nhận được các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, khó thở, mệt mỏi.
Một khi xuất hiện các triệu chứng trên thì người bệnh nên nhanh chóng thực hiện đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà. Hoặc người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để nhờ bác sĩ chẩn đoán xem có bị tăng huyết áp hay không.
Lưu ý, bệnh tăng huyết áp diễn ra rất bất thường, với trạng thái khỏe mạnh bình thường thì cũng khó xác định được có bị tăng huyết áp hay không. Vậy nên, việc nhờ sự hỗ trợ từ máy đo huyết áp và tư vấn của bác sĩ thường xuyên là điều cần thiết để xác định xem mình có bị tăng huyết áp hay không.
Các chỉ số huyết áp dùng để xác định huyết áp cao hay huyết áp thấp là chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương:
- Huyết áp bình thường: dưới 120mmHg/80mmHg
- Tiền tăng huyết áp: 120 - 139mmHg/80 - 89mmHg
- Huyết áp cao: 140mmHg/90mmHg
Biến chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim, làm hỏng thành mạch máu, gây tổn thương tim. Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Bệnh mạch máu ngoại vi.
- Cơn đau thắt ngực.
- Nhồi máu cơ tim – tình trạng nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn, làm chết tế bào tim. Nhồi máu cơ tim là trường hợp cần cấp cứu, thời gian càng lâu tổn thương tim càng lớn.
- Đột quỵ xuất huyết não – khi mạch máu não bị vỡ do áp lực tăng cao. Hoặc đột quỵ nhồi máu não – khi động mạch cung cấp máu đến não bị tắc nghẽn, dẫn đến tế bào não chết đi nhanh chóng.
- Suy tim.
- Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
- Tử vong.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Khi có biểu hiện tăng huyết áp người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán.
Trên thực tế, tăng huyết áp ở mỗi người sẽ có mức độ khác nhau, cũng có sự ảnh hưởng khác nhau đến các bệnh lý liên quan. Vậy nên, việc không hiểu rõ bệnh tình và tự uống thuốc điều trị sẽ có thể gây tác dụng phụ phát sinh biến chứng khó lường.
Người bệnh khi phát hiện tăng huyết áp hãy nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc điều trị theo bệnh tình. Việc thường xuyên thăm khám định kỳ cũng là điều cần thiết, từ tiến triển bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn thuốc hoặc phương pháp điều trị hợp lý.
Một số trường hợp khác cần được bác sĩ hỗ trợ nhanh chóng khi thuốc điều trị không có tác dụng, gặp các tác dụng phụ của thuốc, tình trạng bệnh kéo dài và chuyển biến xấu.
Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến hiện nay không chỉ riêng người lớn tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở người trẻ ngày càng cao chủ yếu xuất phát từ lối sống không lành mạnh và áp lực từ công việc. Thấu hiểu bệnh lý là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh.
Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý
Để điều trị tăng huyết áp, việc thay đổi thói quen sống hàng ngày và đặc biệt là có chế độ dinh dưỡng hợp lý là giải pháp quan trọng. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến hơn 70% quá trình điều trị tăng huyết áp.
Các lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bị tăng huyết áp:
- Tránh xa các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...
- Giảm thiểu lượng muối khi ăn, nếu có thể nên thực hiện chế độ dinh dưỡng eatclean để giảm thiểu gia vị trong ăn uống.
- Giảm thiểu lượng đường trong ăn uống để phòng tiểu đường và tăng huyết áp.
- Giảm thiểu các thức ăn có nhiều chất béo và dầu mỡ.
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
- Bổ sung chất béo tốt cho cơ thể bằng các loại trái cây, rau củ và thực phẩm từ sữa béo.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu protein như ngũ cốc, cá, gia cầm và các loại hạt dinh dưỡng. Ăn nhiều thức ăn giàu kali, magie và canxi.