Hưởng ứng “Ngày Tăng huyết áp thế giới” (17/5) và phong trào “Tháng 5 đo huyết áp” do Hội Tăng huyết áp Quốc tế (ISH) khởi xướng chính là cơ hội truyền tải thông tin khiến người dân nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc chủ động theo dõi huyết áp bản thân.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt – Phó chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam: Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến trong cộng đồng. Theo ước tính của WHO thì hiện trên thế giới đã có khoảng gần 1,5 tỷ người bị tăng huyết áp, và mỗi năm cũng có khoảng 9,4 triệu người tăng huyết áp đã bị tử vong.
Ở nước ta, theo một điều tra của Viện Tim mạch Quốc gia thì có khoảng gần 50% những người tăng huyết áp nhưng lại không biết mình mắc bệnh, khoảng 40% những người đã bị tăng huyết áp còn chưa được điều trị và có đến 63,7% những người tăng huyết áp được điều trị nhưng không đạt được huyết áp mục tiêu (<140/90 mmHg).
GS.TS Nguyễn Lân Việt – Phó chủ tịch thường trực Hội Tim mạch Việt Nam
Nguyên nhân khiến tăng huyết áp?
Khoảng 90 – 95% các trường hợp tăng huyết áp là tăng huyết áp nguyên phát, chỉ có khoảng 5-10% các trường hợp tăng huyết áp là có nguyên nhân rõ ràng. Đấy là những trường hợp tăng huyết áp do bệnh thận mạn tính, hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ hoặc một số bệnh nội tiết như u tủy thượng thận, u lớp cầu của vỏ thượng thận, v.v…
Triệu chứng của tăng huyết áp?
Chỉ có một số ít người bị tăng huyết áp có thể có vài triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mặt đỏ bừng, v.v… còn rất nhiều người bệnh tăng huyết áp không hề có các triệu chứng cơ năng, các dấu hiệu cảnh báo trước nào. Chỉ đến khi tình cờ khám bệnh hoặc đã bị một biến chứng nào đó thì mới biết là mình đã bị tăng huyết áp, do vậy hậu quả thường đã gây ra các biến chứng ở tim, mắt, não, thận và các mạch máu lớn, từ đó có thể gây tàn phế, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.
Tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng nặng nề nếu phát hiện quá muộn
Hạn chế các biến chứng của tăng huyết áp bằng cách nào?
GS.TS Nguyễn Lân Việt khuyến cáo: Bệnh tăng huyết áp là một bệnh mạn tính do vậy để hạn chế tối đa các biến chứng, người bệnh nhất thiết phải kiểm soát tốt huyết áp bằng cách điều chỉnh lối sống hợp lý, kiểm tra số đo huyết áp và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Chủ động đo huyết áp tại nhà là biện pháp tốt để kiểm soát, hạn chế biến chứng do tăng huyết áp
- Chế độ ăn uống hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày), hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối như cà muối, dưa muối, mì ăn liền, xúc xích, thịt hun khói... Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, cố gắng đảm bảo ăn đủ 5 loại rau và hoa quả mỗi ngày với màu sắc khác nhau.
Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo bão hòa, như bơ, mỡ động vật, trứng, phủ tạng động vật,...
- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9;
- Hạn chế uống rượu, bia;
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá và các chất kích thích;
- Tăng cường thể dục thể thao hợp lý (mỗi ngày đi bộ khoảng 30-45 phút);
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh;
- Tránh bị lạnh đột ngột.
- Khám sức khỏe định kỳ để điều trị phát hiện các bệnh đồng mắc (rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng acid uric, …).
- Chủ động theo dõi huyết áp tại nhà với người bị tăng huyết áp là yếu tố rất quan trọng để có thể hạn chế các biến chứng của tăng huyết áp GS.TS Nguyễn Lân Việt nhấn mạnh. Khi điều trị huyết áp tại nhà người bệnh cũng như người nhà cần chú ý:
Không tự mua thuốc hạ huyết áp mà cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ;
Duy trì đo huyết áp ít nhất mỗi ngày một lần và ghi vào sổ theo dõi số đo huyết áp, tần số tim, những triệu chứng bất thường trong ngày, thuốc uống trong ngày để giúp thầy thuốc theo dõi, đánh giá kết quả điều trị sau mỗi đợt tái khám.
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, vì vậy việc điều trị tăng huyết áp cần được tiến hành một cách lâu dài theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
Cách dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà: Khi theo dõi huyết áp tại nhà chỉ nên đo huyết áp 1-3 lần trong ngày, mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy trung bình 2 lần đo. Cần nhớ phải nằm nghỉ tuyệt đối khoảng 10 phút trước khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá.
Với người cao tuổi nên đo huyết áp cả tư thế nằm và đứng để xem có hiện tượng tụt huyết áp trong tư thế đứng hay không.
Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ thì nên chủ động tới bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khám, không chờ đến hẹn để có thể chủ động ngăn ngừa những biến chứng do tăng huyết áp gây nên.
Máy đo huyết áp cao cấp OMRON HEM-7600T với những ưu điểm vượt trội:
- Ứng dụng công nghệ vòng bít không dây mới nhất, tích hợp màn hình đo huyết áp vào cùng vòng bít, có thể xoay 360 độ, cho kết quả chính xác, thao tác đơn giản chỉ với một nút chạm.
- Công nghệ Intellisense giúp đo nhanh, chính xác dù ở bất cứ đâu.
- Thiết kế chuyên nghiệp và hoàn hảo với dung lượng lưu trữ lớn, kết nối thông minh
- Đồng bộ dữ liệu với điện thoại giúp dễ dàng lưu trữ và xem dữ liệu về huyết áp, thông báo chỉ số huyết áp của bạn với bác sĩ hoặc gia đình của bạn.
- Chủ động quản lý sức khỏe của bạn bằng cách đặt ra các mục tiêu cá nhân và chia sẻ thông tin của bạn với bác sĩ.
Tham khảo chi tiết về Máy đo huyết áp cao cấp OMRON HEM-7600T Tại đây