Tăng đội ngũ tư vấn, chuyên gia tâm lý ở trường học 'cứu' sức khỏe tinh thần của học sinh

06-05-2022 18:17 | Thời sự
google news

SKĐS - Các phòng tham vấn tâm lý học đường ở trường học hiện nay hầu như chỉ hoạt động cầm chừng, cho có... Cần tăng cường nguồn nhân lực về chất lượng, số lượng ở các cấp thông qua đào tạo, đặc biệt đội ngũ tư vấn viên, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý.

Báo động ngày càng nhiều trẻ cô đơn, nghĩ đến tự tửBáo động ngày càng nhiều trẻ cô đơn, nghĩ đến tự tử

SKĐS - Khi được hỏi về cảm giác cô đơn, tỷ lệ học sinh luôn luôn hay thường xuyên cảm thấy cô đơn là 13%. Gần 7% trẻ thường xuyên cảm thấy lo âu và có một tỷ lệ đáng kể trẻ nghiêm túc nghĩ đến việc tự tử - những con số trên liệu có thực trong cuộc sống và được lý giải thế nào?

Tự tự ở trẻ em và thanh thiếu niên -  Những con số giật mình

Theo PGS.TS. Trần Thành Nam - Trưởng khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện nay, vấn đề tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng gia tăng ở mức báo động.

PGS.TS. Trần Thành Nam cho rằng: "Mỗi năm trên thế giới có khoảng 41.000 người tự tử, cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử. Năm 2004, tự tử là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng từ năm 2014 đến nay, tự tử đã là nguyên nhân thứ hai gây ra tình trạng trên, chỉ sau tai nạn giao thông.

Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng. Năm 2019 chiếm 7,5% dân số. Tuy nhiên trên thực tế, con số có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê".

Một điều đáng lo ngại là, trong số các vụ tự tử thành công ở trẻ em và thanh thiếu niên, hành vi bắt chước từ vụ tự tử trước đó chiếm 11%. "Truyền thông đưa tin về tự tử càng chi tiết, rộng rãi, người tự tử càng nổi tiếng, có sức ảnh hưởng xã hội càng làm gia tăng số vụ tự tử do bắt chước trong tương lai", PGS.TS. Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Trường học cần có phòng tham vấn tâm lý học đường để "cứu" sức khỏe tinh thần của học sinh - Ảnh 2.

Hầu hết thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang thiếu cơ sở hỗ trợ sức khỏe tinh thần, chuyên gia có chuyên môn tâm lý. Ảnh minh họa

Ông Nam cho biết cách thức tự tử rất đa dạng. Trong số các vụ tự tử được ghi nhận, 73% trường hợp tự tử xảy ra ở nhà, 12% xảy ra ở khu vực công cộng. 87% nạn nhân khi tự sát vẫn có ai đó ở bên cạnh nhưng không được cảnh báo và ngăn cản kịp thời.

Cần đầu tư xây dựng, phát triển mô hình phòng tham vấn tâm lý học đường, phòng công tác xã hội ở tất cả trường học

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, ở các trường học có phòng tư vấn tâm lý học đường, nhưng gặp khó khăn do không có biên chế và rất khó tuyển dụng vị trí này. Giáo viên tư vấn đa số là kiêm nhiệm, người làm công tác tư vấn nhưng không tạo cho các em sự tin tưởng để bộc bạch, tin yêu.

Còn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần quốc gia, các bệnh viện tâm thần cũng chưa đủ nguồn lực đáp ứng cho cộng đồng, trong khi chúng ta có nhiều kỳ thị đối với dịch vụ này khiến cho các em đang có tổn thương sức khỏe tinh thần không muốn tìm đến để được giúp đỡ.

Vì vậy, PGS TS Trần Thành Nam cho rằng, cần phân cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ em dựa trên các bằng chứng khoa học: "Trên thế giới đưa ra hệ thống này theo tầng, theo bậc. 

Ví dụ những bạn hơi có dấu hiệu lệch chuẩn, nguy cơ không thoải mái thì sẽ có chương trình tư vấn tâm lý giáo dục. Với những bạn có triệu chứng lo âu, trầm cảm, stress thì bên cạnh chương trình tư vấn tâm lý phải có chương trình rèn luyện kỹ năng như kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề. 

Với những bạn có biểu hiện cao hơn nữa, lo âu, trầm cảm nặng thì can thiệp bằng thuốc hoặc nhập viện. Nếu chúng ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cộng đồng theo bậc như vậy thì ở bậc 0, bậc 1, ở nhóm nhẹ thì nhà trường chỉ giúp đỡ những nhóm đó thôi, còn ở những trường hợp ở mức vừa và mức nặng, chúng ta sẽ có hình thức khác hỗ trợ khác cho các em".

Trong tiến trình xây dựng trường học hạnh phúc, một trong những yếu tố rât quan trọng là chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, cho phụ huynh và các bên liên quan trong nhà trường. Nhưng để xây dựng Trường học hạnh phúc, cần hiểu đúng về sức khỏe tâm thần và cách chăm sóc sức khỏe tâm thần, cần sự đồng lòng của các lực lượng trong và ngoài ngành giáo dục mà đi đầu là các nhà quản lý giáo dục.

Đề cập đến giải pháp giảm thiểu vấn nạn tự tử ở trẻ em, ThS Nguyễn Thị Thanh Tùng, giảng viên khoa Công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cho biết, hầu hết thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang thiếu cơ sở hỗ trợ về sức khỏe tinh thần, chuyên gia có chuyên môn tâm lý.

"Mọi người thường coi trọng sức khỏe thể chất hơn sức khỏe tinh thần. Các phòng tham vấn tâm lý học đường và phòng công tác xã hội ở trường học hầu như chỉ hoạt động cầm chừng, cho có, chất lượng không đảm bảo. Chúng ta cần tăng cường nguồn nhân lực về chất lượng, số lượng ở các cấp thông qua đào tạo, đặc biệt đội ngũ tư vấn viên, bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý", bà Tùng nói.

ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng cho rằng, Bộ GD&ĐT cần tăng cường vai trò nòng cốt trong hỗ trợ sức khỏe tinh thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên. Bộ cần dạy kỹ năng cần thiết để trẻ ứng phó với khó khăn về cảm xúc và giảm bớt áp lực học tập cho các em. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng cần đầu tư xây dựng, phát triển mô hình phòng tham vấn tâm lý học đường, phòng công tác xã hội ở tất cả trường học.

PGS.TS Trần Thành Nam chỉ ra các dấu hiệu để nhận diện tự sát là với những câu nói như: không còn làm phiền ai nữa đâu, chả còn gì quan trọng cả, mọi việc đều vô ích thôi, chả còn gặp ai nữa đâu mà nói… Hay những hành động như sắp xếp mọi vật dụng cá nhân theo thứ tự, viết nhật ký sẽ cho người này món quà này hay người kia món quà kia mà mình yêu thích, tự nhiên dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ, hành động như để trả ơn bố mẹ…

"Tôi sẽ tự sát" - Cách nhận biết trẻ vị thành niên có ý định "tự kết liễu đời mình"'Tôi sẽ tự sát' - Cách nhận biết trẻ vị thành niên có ý định 'tự kết liễu đời mình'

SKĐS - Hiện nay, tình trạng tự sát ở trẻ vị thành niên đang ngày càng gia tăng. Tại một số địa phương thời gian qua ghi nhận không ít vụ tự tử đau lòng, trong đó nhiều trường hợp là học sinh. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ chỉ cho người lớn cùng các bậc phụ huynh cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn