Tăng cường truyền thông, thay đổi nhận thức sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ trên xe ô tô

09-12-2024 20:51 | Đời sống

SKĐS - Theo các nghiên cứu, thiết bị an toàn cho trẻ em có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong từ 34-81% /năm và giảm các chấn thương nghiêm trọng từ 35-72 %; đồng thời có thể giảm các chấn thương khác của trẻ từ 25-58% trong các vụ va chạm...

Khoản 3 Điều 10 quy định khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.

Đây là quy định mới tăng cường bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe ô tô. Trước đó, Luật Giao thông đường bộ 2008 mới chỉ có quy định về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên mô tô xe máy, còn với trẻ em ngồi trên ô tô thì gần như chưa có quy định hướng dẫn.

Những thông tin này được các chuyên gia đưa ra tại cuộc họp chia sẻ kết quả và bài học kinh nghiệm của dự án "Tăng cường truyền thông sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn trên xe ô tô" do Trung tâm Tư vấn sức khoẻ và Phát triển cộng đồng (CHD) tổ chức ở Hà Nội.

Tăng cường truyền thông, thay đổi nhận thức sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ trên xe ô tô- Ảnh 1.

Chia sẻ thông tin về kết quả của dự án "Tăng cường truyền thông sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn trên xe ô tô".

Tổ chức Y tế thế giới công bố, thiết bị an toàn cho trẻ em giảm rủi ro do chấn thương nặng tới 80% so với trẻ dùng dây an toàn của người lớn, còn thiết bị an toàn cho trẻ em thông thường cho lứa tuổi từ 6-10 (thường là các ghế nâng để trẻ dùng dây an toàn trong xe) đã giúp giảm 77% rủi ro do chấn thương so với những trẻ không sử dụng.

Đến năm 2023, có 128 quốc gia trên thế giới ban hành luật phải sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô.

Bà Nguyễn Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm CHD cho biết, việc thu thập số liệu cho thấy tầm quan trọng và tính hữu dụng khi áp dụng các quy định quốc tế này trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ bởi hiện nay các bằng chứng, thống kê chứng minh tính hiệu quả khi thực thi các quy định quốc tế về thiết bị an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn trên xe ô tô chưa nhiều.

Việc tăng cường sự hiểu biết và ủng hộ của các cơ quan, đơn vị liên quan về tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn trên ô tô nhằm đảm bảo sự an toàn và tính mạng của trẻ thông qua hoạt động truyền thông; đồng thời huy động sự tham gia và cam kết của các doanh nghiệp để cung cấp các dịch vụ thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô cho người dân Việt Nam; nâng cao kiến thức của người dân, tăng cường thực hiện quy định sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn trên xe ô tô.

Dự án "Tăng cường truyền thông sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn trên xe ô tô" do Trung tâm CHD triển khai tại Hà Nội từ tháng 6/2023-12/2024.

Theo bà Nguyễn Hoàng Yến, dựa trên quyền của trẻ em, mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của cộng đồng về sử dụng các thiết bị an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn cho tất cả những người ngồi trên xe ô tô, thông qua tăng cường truyền thông thúc đẩy thực thi các quy định quốc tế và trong nước theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

"Dự án đã giúp nâng cao tính tự giác của người dân thông qua hoạt động truyền thông và giám sát, xử phạt nghiêm minh bởi hiện nay mức độ tự giác tuân thủ quy định thắt dây an toàn trên xe ô tô chưa cao"- bà Nguyễn Hoàng Yến nói.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Kim Thành - Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, nhận định kết quả của dự án "Tăng cường truyền thông sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em và thắt dây an toàn trên xe ô tô" đã góp phần vào thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045...

Đưa truyền thông an toàn giao thông vào nhà trường, giúp trẻ tránh được tai nạn thương tíchĐưa truyền thông an toàn giao thông vào nhà trường, giúp trẻ tránh được tai nạn thương tích

SKĐS - Chuyên gia khuyến cáo: Khi tham gia giao thông, trẻ tuyệt đối không được đứng hoặc ngồi ở phía trước người lái xe vì đây là vị trí nguy hiểm nhất; ngồi trên xe ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm bám chắc vào người lớn chở mình để đảm bảo an toàn...


Thái Bình/ Ảnh: Thu Thảo
Ý kiến của bạn