Tăng cường phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn

13-06-2016 15:21 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Trước tình trạng bệnh lỵ trực khuẩn đang diến biến nguy kịch tại Cao Bằng với 196 trường hợp mắc, trong đó 01 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc đều tự điều trị, chỉ đến cơ sở y tế khi bệnh đã diễn biến nặng, đã có 5/15 mẫu bệnh phẩm dương tính với lỵ trực khuẩn.

Trước tình hình đó, Sở Y tế Hà Tĩnh vừa chỉ đạo các đơn vị trong ngành, trong đó các đơn vị y tế dự phòng giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là lỵ trực khuẩn, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay sau khi phát hiện, tổ chức điều tra, lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Tăng cường công tác tuyên truyền với 5 khuyến cáo phòng chống bệnh tiêu chảy cấp tại cộng đồng, thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để phòng tránh các bệnh lây qua đường tiêu hóa, khi có biểu hiện bệnh cần đến ngay cơ sở y tế điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa diến biến nặng và tử vong.

Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc chẩn đoán sớm, thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế biến chứng và tử vong; rà soát tập huấn, nâng cao năng lực chẩn đoán điều trị cho cán bộ y tế các huyện. Sẵn sàng thuốc, vật tư hóa chất, phương tiện hỗ trợ chẩn đoán, thu dung điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch. Cũng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sằng đi điều tra, xác minh xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ỗ dịch, cấp cứu điều trị khi cần thiết.

Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy và lỵ trực khuẩn tại cộng đồng.

Khuyến cáo phồng chống tiêu chảy cấp, lỵ trực khuẩn tại cộng đồng:

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.

2. Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

4. Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.

5. Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.


Nhật Thắng
Ý kiến của bạn