Tăng cường miễn dịch – Phòng tránh "ốm vặt" khi tiết trời sang thu

22-09-2023 08:00 | Y học 360
google news

Mùa thu là mùa cao điểm của nhiều bệnh lý do virus, vì thời tiết chuyển lạnh có thể ức chế hệ thống miễn dịch và làm tăng khả năng nhiễm trùng. Các loại virus rất dễ lây truyền và có thể gây nguy hiểm cho người già, trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng kém.

Bởi vậy, phòng ngừa và tăng cường miễn dịch là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi bị "ốm vặt" và các bệnh truyền nhiễm khi giao mùa.

Các bệnh lý thường gặp trong mùa thu

Khi thời tiết giao mùa, dịch cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp,… bùng phát mạnh đã khiến cho nhiều người lo lắng. Nguyên nhân gây "ốm" không phải vì sự thay đổi nhiệt độ mà là do các chủng virus phát triển nhanh chóng.

- Cảm cúm, cảm lạnh: Rhinovirus và coronavirus là hai loại virus chính gây cảm lạnh với các biểu hiện đặc trưng: sốt, hắt hơi, nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức mỏi toàn thân

- Sốt xuất huyết: do virus Dengue gây ra và lây truyền qua muỗi đốt, bệnh phát triển mạnh nhất vào tháng 7, 8, 9, 10, 11. Biểu hiện là sốt cao đột ngột và liên tục 39 – 400C kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban. Nặng có thể xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu mũi hoặc chân răng, nôn nhiều, có máu trong phân, đau bụng, người mệt li bì, choáng váng và cần được cấp cứu kịp thời.

- Đau mắt đỏ: do adenovirus, herpes simplex, varicella-zoster hoặc nhiều loại virus khác. Dấu hiệu đặc trưng: mắt đỏ ngầu, chói mắt khó chịu, sưng nhức mắt, chảy nước mắt, nhiều dử xanh hoặc vàng khi ngủ dậy.

- Viêm đường hô hấp: Viêm họng, VA, amidan gây sốt cao, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, niêm mạc họng đỏ. Viêm phổi, viêm phế quản gây sốt, khó thở, khò khè, nhiều đờm, ho nhiều về đêm và sáng.

- Đau nhức xương khớp: diễn biến quanh năm nhưng thời tiết mát mẻ và ẩm ướt sẽ làm triệu chứng bùng phát mạnh, gây đau khớp, sưng, cứng khớp,…

- Dị ứng: viêm da dị ứng, mề đay, hen phế quản,… dễ gặp khi giao mùa, khi tiếp xúc với các dị nguyên từ phấn hoa, khói, bụi, lông động vật…

Tăng cường miễn dịch – Phòng tránh "ốm vặt" khi tiết trời sang thu - Ảnh 1.

Cách để cơ thể khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh trong mùa thu

Dù bất kể là bệnh lý gì, khi nguyên nhân là do virus gây ra thì yếu tố tiên quyết giúp cơ thể phòng tránh và nhanh khỏi bệnh, đó là cần tăng cường miễn dịch, cải thiện ngay sức đề kháng. Bạn nên:

Ăn uống và bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết

- Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm và vi chất, đặc biệt là kẽm và sắt trong thịt bò, gà, cá, trứng, tôm, cua, cá,… Các loại cá nhiều omega-3 như cá hồi, cá ngừ có thể tăng khả năng hỗ trợ bảo vệ phổi, giảm nguy cơ nhiễm trùng khi cảm lạnh, viêm đường hô hấp.

- Ăn nhiều rau quả, nước ép trái cây từ cam, chanh, bưởi, cà rốt,… bổ sung vitamin A, B, C để có hệ miễn dịch vững vàng.

- Uống đủ 1 – 2 lít nước/ngày, tránh đồ lạnh và thức ăn vừa lấy ra từ tủ lạnh.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ, bổ sung dưỡng chất qua sản phẩm hỗ trợ, nhất là với trẻ em, người già có sức đề kháng kém, dễ nhạy cảm trước sự tấn công của mầm bệnh. Có thể lựa chọn các sản phẩm chứa hoạt chất Thymomodulin.

Thymomodulin là một loại protein, có khả năng kích thích tuỷ xương sản xuất kháng thể, tăng số lượng bạch cầu, đặc biệt là tế bào lympho T có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể.

Bởi vậy, việc bổ sung thêm hoạt chất Thymomodulin sẽ hỗ trợ nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, kiểm soát tốt đối với bệnh lý do virus gây ra, nhanh hồi phục sức khoẻ. Bên cạnh đó, Thymomodulin còn giúp làm giảm số lượng kháng thể gây dị ứng quá mẫn, điển hình là IgE, góp phần cải thiện cũng như hạn chế tình trạng dị ứng.

Lưu ý về sinh hoạt

- Mặc quần áo phù hợp với thời tiết, giữ ấm cơ thể, nhất là vào ban đêm, chú ý phần đầu cổ, ngực, lòng bàn tay và chân.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, súc họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Các sợi lông từ chó, mèo, chăn gối… không được vệ sinh sạch sẽ cũng gây ho, dị ứng nên chú ý hạn chế tiếp xúc.

Tiêm phòng vắc - xin

Nên tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động chống lại bệnh truyền nhiễm.

Gợi ý lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch, nâng đề kháng an toàn

Giữa hàng trăm loại sản phẩm trên thị trường, bạn nên tìm hiểu thật rõ thông tin về thành phần, tác dụng và nguồn gốc xuất xứ, độ uy tín của cơ sở sản xuất để đảm bảo đó là sản phẩm có chất lượng tốt trước khi dùng. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Tăng cường miễn dịch – Phòng tránh "ốm vặt" khi tiết trời sang thu - Ảnh 2.

Điểm đặc biệt có thể thấy, trong công thức thành phần của các sản phẩm như THYMO TW28, IMUNO TW28, ĂN NGON TW28, SUMOPOW đều chứa các vitamin, acid amin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp bổ sung Lysine hoặc Thymomodulin để hỗ trợ tăng cường tiêu hoá, nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi. Vì bào chế dưới dạng nước nên rất tiện lợi dùng cho cả trẻ em và người lớn.

Còn nếu bạn ưa thích sản phẩm dưới dạng viên thì có thể lựa chọn SUPERMED. Đây là sản phẩm có công thức thành phần chứa các vị dược liệu quý và nổi tiếng như chiết xuất Keo ong, cao Linh chi, cao Nhân sâm, cao Đông trùng hạ thảo. Sản phẩm phù hợp cho người lớn và trẻ từ 13 tuổi trở lên, những người có sức khoẻ kém, gầy yếu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể, mong muốn một giải pháp bổ trợ để tăng cường sức khoẻ, cải thiện chức năng tiêu hoá, giúp ăn ngon ngủ tốt hơn mỗi ngày.

Các sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược liệu TW28 đạt chuẩn GMP trong việc sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu. Dược liệu TW28 là đơn vị sản xuất uy tín được xếp vào Top 22 nhà máy Dược phẩm đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2022 & 2023. Bởi vậy, bạn có thể yên tâm lựa chọn để chăm sóc sức khoẻ bản thân và gia đình, hỗ trợ nâng cao miễn dịch, phòng ngừa "ốm vặt" mỗi khi thời tiết giao mùa.

Để tìm hiểu chi tiết về nhóm sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch này, hãy liên hệ trực tiếp tới đơn vị phân phối độc quyền:

Tăng cường miễn dịch – Phòng tránh "ốm vặt" khi tiết trời sang thu - Ảnh 3.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


PV
Ý kiến của bạn