Hà Nội

Tăng cường gắn kết, xây dựng cộng đồng ASEAN

15-11-2018 10:44 | Quốc tế
google news

SKĐS - Hội nghị cấp cao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ ngày 11-15/11 tại Singapore đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng, một năm thành công của Singapore trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Tại các hội nghị cấp cao và những hội nghị liên quan, Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến hướng tới một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết, tự cường.

Tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Suntec, Singapore , Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33.

ASEAN đối mặt với nhiều thách thức

Trong bối cảnh thế giới và khu vực  có nhiều biến động, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng,  vấn đề mà ASEAN cần tập trung giải quyết là tạo dựng một nền tảng vững vàng cho một khu vực hòa bình, ổn định và dựa trên luật lệ; duy trì ASEAN tiếp tục là khu vực phát triển kinh tế vững mạnh và năng động; tăng cường năng lực của ASEAN để ứng phó hiệu quả với các thách thức đe dọa an ninh và ổn định khu vực.   Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh để giải đáp những vấn đề nói trên, ASEAN đã và đang đạt được những tiến triển tích cực trong đối thoại và hợp tác.

Tăng cường gắn kết, xây dựng cộng đồng ASEANThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng,  các thách thức mà ASEAN phải đối mặt, cả từ những biến động phức tạp của môi trường quốc tế, khu vực, cũng như từ chính nội bộ ASEAN. Các nhà lãnh đạo tái khẳng định yêu cầu tiên quyết cần duy trì đoàn kết, thống nhất, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN và củng cố một cấu trúc hợp tác khu vực rộng mở, minh bạch, dựa trên luật lệ, với ASEAN ở vị trí trung tâm, qua đó, đóng góp tích cực cho một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng. Các nước đều nhất trí ASEAN cần tiếp tục các nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi cho các nỗ lực đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, trong đó có đàm phán COC hiệu quả và thực chất, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), song song với việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định tiếp tục tích cực hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp lâu dài và bền vững nhằm ổn định tình hình, giải quyết các vấn đề nhân đạo tại bang Rakhine, Myanmar. Các nước nhấn mạnh ASEAN hoan nghênh các tiến triển tích cực gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó có kết quả 3 Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều và Thượng đỉnh Mỹ-Triều, ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy hòa bình, ổn định, phi hạt nhân hóa lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.

Hội nghị ASEAN đạt được nhiều kết quả khả quan

Tại hội nghị, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ các sáng kiến của Việt Nam về kết nối nền tảng dữ liệu số, hài hòa giá cước di động, lập Đại học Công nghệ ASEAN và xây dựng mạng lưới thông tin cảnh báo sớm thiên tai ở khu vực...  Thủ tướng khẳng định, các diễn biến thời gian qua trên Biển Đông không khỏi gây lo ngại cho các nước trong khu vực.  Thủ tướng nhấn mạnh lại các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC.

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 33 và các Hội nghị liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),  Hội nghị Cấp cao  ASEAN- Trung Quốc lần thứ 21, ASEAN-Nga lần thứ 3, ASEAN – Nhật Bản lần thứ 21. Tại Hội nghị ASEAN – Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN hoàn tất Bộ quy tắc COC trong vòng 3 năm tới, thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, đóng góp cho hòa bình, ổn định, tự do an toàn, hàng hải và hàng không, tự do thương mại ở Biển Đông. ASEAN – Trung Quốc thông qua Tầm nhìn đối tác chiến lược 2030. Tại hội nghị các nước đàm phán RCEP, các nhà lãnh đạo  quyết tâm kết thúc đàm phán để đạt được một hiệp định thương mại tự do hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong năm 2019 nhằm thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư trong toàn khu vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển trên toàn cầu.  Trong  Hội nghị cấp cao ASEAN- Nga, các nhà lãnh đạo quyết định nâng tầm quan hệ ASEAN - Nga lên Đối tác chiến lược và thông qua Tuyên bố về hợp tác trong lĩnh vực an ninh, sử dụng công nghệ thông tin và liên lạc giữa hai bên. Với tư cách là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN – Nhật Bản,  Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc  đã có bài phát biểu và nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của ASEAN trong thúc đẩy và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của mỗi bên cũng như của khu vực.

Chủ tịch tiếp theo của ASEAN vào năm 2019 là Thái Lan, đây sẽ là quốc gia tiếp tục sứ mệnh hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết, tự cường.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng, vấn đề mà ASEAN cần tập trung giải quyết là tạo dựng một nền tảng vững vàng cho một khu vực hòa bình, ổn định và dựa trên luật lệ; duy trì ASEAN tiếp tục là khu vực phát triển kinh tế vững mạnh và năng động; tăng cường năng lực của ASEAN để ứng phó hiệu quả với các thách thức đe dọa an ninh và ổn định khu vực. Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh để giải đáp những vấn đề nói trên, ASEAN đã và đang đạt được những tiến triển tích cực trong đối thoại và hợp tác.

Các nhà lãnh đạo ASEAN cho rằng,  các thách thức mà ASEAN phải đối mặt, cả từ những biến động phức tạp của môi trường quốc tế, khu vực, cũng như từ chính nội bộ ASEAN. Các nhà lãnh đạo tái khẳng định yêu cầu tiên quyết cần duy trì đoàn kết, thống nhất, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN và củng cố một cấu trúc hợp tác khu vực rộng mở, minh bạch, dựa trên luật lệ, với ASEAN ở vị trí trung tâm, qua đó, đóng góp tích cực cho một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng. Các nước đều nhất trí ASEAN cần tiếp tục các nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi cho các nỗ lực đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, trong đó có đàm phán COC hiệu quả và thực chất, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), song song với việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định tiếp tục tích cực hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp lâu dài và bền vững nhằm ổn định tình hình, giải quyết các vấn đề nhân đạo tại bang Rakhine, Myanmar. Các nước nhấn mạnh ASEAN hoan nghênh các tiến triển tích cực gần đây trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó có kết quả 3 Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều và Thượng đỉnh Mỹ-Triều, ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy hòa bình, ổn định, phi hạt nhân hóa lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.

Hội nghị ASEAN đạt được nhiều kết quả khả quan

Tại hội nghị, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ các sáng kiến của Việt Nam về kết nối nền tảng dữ liệu số, hài hòa giá cước di động, lập Đại học Công nghệ ASEAN và xây dựng mạng lưới thông tin cảnh báo sớm thiên tai ở khu vực... Thủ tướng khẳng định, các diễn biến thời gian qua trên Biển Đông không khỏi gây lo ngại cho các nước trong khu vực. Thủ tướng nhấn mạnh lại các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một COC hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC.

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 33 và các Hội nghị liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 2 các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hội nghị Cấp cao ASEAN- Trung Quốc lần thứ 21, ASEAN-Nga lần thứ 3, ASEAN – Nhật Bản lần thứ 21. Tại Hội nghị ASEAN – Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN hoàn tất Bộ quy tắc COC trong vòng 3 năm tới, thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, đóng góp cho hòa bình, ổn định, tự do an toàn, hàng hải và hàng không, tự do thương mại ở Biển Đông. ASEAN – Trung Quốc thông qua Tầm nhìn đối tác chiến lược 2030. Tại hội nghị các nước đàm phán RCEP, các nhà lãnh đạo quyết tâm kết thúc đàm phán để đạt được một hiệp định thương mại tự do hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong năm 2019 nhằm thúc đẩy phát triển thương mại và đầu tư trong toàn khu vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển trên toàn cầu. Trong Hội nghị cấp cao ASEAN- Nga, các nhà lãnh đạo quyết định nâng tầm quan hệ ASEAN - Nga lên Đối tác chiến lược và thông qua Tuyên bố về hợp tác trong lĩnh vực an ninh, sử dụng công nghệ thông tin và liên lạc giữa hai bên. Với tư cách là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN – Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu và nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của ASEAN trong thúc đẩy và nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của mỗi bên cũng như của khu vực.

Chủ tịch tiếp theo của ASEAN vào năm 2019 là Thái Lan, đây sẽ là quốc gia tiếp tục sứ mệnh hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết, tự cường.

Hải Yến (theo TTXVN, Chinhphu.vn)


Hải Hải Yến (theo TTXVN, Chinhphu.vn)Yến (theo TTXVN, Chinhphu.vn)
Ý kiến của bạn