Tuy nhiên, phần lớn hệ thống miễn dịch cơ thể (khoảng 70%) nằm tập trung ở hệ thống tiêu hóa.
Dinh dưỡng thiếu cân đối khiến khả năng phòng bệnh giảm
"Nếu các virus tấn công mà "hàng phòng vệ" của cơ thể suy yếu thì khó chống chọi lại nổi. Tuy nhiên chưa phải ai cũng quan tâm đến việc ăn gì, ăn như thế nào cho có sức khỏe tốt để phòng bệnh". TTƯT.PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh khi thấy nhiều người vẫn đang ăn uống sai cách hoặc còn lơ là trong chế độ dinh dưỡng.
Mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn dẫn đến nhiều bệnh, nhất là các bệnh lý mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư... Theo Hội Nội tiết và Đái tháo đường, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường.
Theo nghiên cứu, thực phẩm và cách ăn uống hàng ngày là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch cơ thể trong suốt quá trình sống, phát triển của con người. Khi chất dinh dưỡng đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa để xây dựng nên cấu trúc cơ thể, các cơ quan và tham gia vào quá trình hoạt động tế bào nhằm phục vụ hoạt động sống của cơ thể.
Dinh dưỡng - Yếu tố quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Do đó, PGS Lê Bạch Mai khuyến cáo: "Việc ăn uống đủ dinh dưỡng và vận động thường xuyên giúp hệ miễn dịch khỏe, tăng đề kháng phòng dịch bệnh bởi dinh dưỡng khoa học giúp cơ thể không bị thiếu chất, phòng tránh được nhiều loại bệnh và vận động thể lực thường xuyên tạo sự sảng khoái về tinh thần tăng cường sự sản xuất các nội tiết tố có lợi cho sức khỏe".
Điều này không đơn thuần là chỉ thay đổi lượng tiêu thụ đối với một hoặc hai chất dinh dưỡng mà liên quan đến việc cân bằng toàn bộ chế độ ăn uống để đảm bảo rằng có lượng dinh dưỡng tối ưu ở cấp độ tế bào.
Cơ thể chúng ta cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Khi sinh ra, cơ thể mỗi người chỉ khoảng 3kg trọng lượng. Khi lớn lên, trọng lượng cơ thể tăng lên rất nhiều nhờ thực phẩm. Để có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối và đa dạng, mang đến tác động tích cực cho hệ miễn dịch bao gồm 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu sau: chất đạm (protein), chất bột đường, chất béo, vitamin và các khoáng chất. – PGS Lê Bạch Mai chia sẻ thêm.
Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cần ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm.
Trong 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu kể trên, Protein (chất đạm) là không chỉ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể, mà còn đóng góp vai trò lớn đối với hệ miễn dịch. Thành phần của các yếu tố miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể: từ miễn dịch tế bào (bạch cầu lympho, đại thực bào,...) đến miễn dịch dịch thể (kháng nguyên và hệ thống bổ thể) đều được cấu thành từ chất đạm.
Thực phẩm giàu chất đạm mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này sau khi chế biến kỹ lưỡng vẫn cần trải qua quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể mới có thể phân cắt thành các acid amin để hấp thu được. Ở người khỏe mạnh, quá trình tiêu hóa này cần ít nhất từ 4-6 tiếng. Chưa kể, việc đa dạng và bổ sung đủ chất đạm từ thực phẩm là điều không dễ dàng. Lúc này việc bổ sung các sản phẩm có nguồn đạm tự nhiên dễ hấp thụ là rất cần thiết.
Ngoài ra, có thể sử dụng thực phẩm bổ sung để bù vào những nhóm chất dinh dưỡng còn thiếu trong bữa ăn. Nếu không ăn được thủy hải sản nhiều, (DHA,…) thì có thể sử dụng thực phẩm bổ sung như omega-3, DHA,.... hoặc nếu không có nhiều thời gian, có thể trộn nhiều loại thực phẩm khác nhau để có bữa ăn đa dạng thay vì ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.
Mỗi người cần lắng nghe cơ thể mình để biết có nguy cơ thiếu gì, tìm thực phẩm bổ sung gì để có một chế độ dinh dưỡng chất lượng, đa dạng, là nền tảng cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia nếu cần thiết.