Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn thiếu Vitamin C trầm trọng

06-03-2022 09:09 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Vitamin C cũng được biết là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương từ gốc tự do. Chính tổn thương tế bào của gốc tự do đã gây ra các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh mãn tính khác.

Thực hư uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa làm bệnh COVID-19 lâu khỏiThực hư uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa làm bệnh COVID-19 lâu khỏi

SKĐS - Gần đây, dư luận rộ lên tin đồn về việc uống vitamin C, nước quả có múi, nước dừa làm bệnh COVID-19 lâu khỏi. Thông tin thật, giả lẫn lộn, khiến người dân như lạc vào "mê hồn trận". Vậy sự thực của lời đồn này có đúng không?

Vitamin C thuộc nhóm vitamin tan trong nước, cơ thể của chúng ta không có được khả năng tạo ra được vitamin này hoặc tích trữ nó. Cho nên cần phải được cung cấp vitamin C hàng ngày cho cơ thể để không bị thiếu hụt.

Vai trò quan trọng nhất của Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch tốt nhất và tham gia nhiều chức năng bình thường của cơ thể. Vitamin C hỗ trợ đề kháng với nhiễm trùng như: cảm cúm, mau lành vết thương, cần thiết cho việc tạo ra collagen (một loại protein kết nối và hỗ trợ cho các mô cơ thể như: da, xương, gân, cơ và sụn), tăng cường hấp thu chất sắt.

Vitamin C cũng được biết là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương từ gốc tự do. Chính tổn thương tế bào của gốc tự do đã gây ra các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh mãn tính khác.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu Vitamin C

Luôn thấy mệt mỏi

Người thiếu vitamin C rất dễ bị mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ ngon giấc hoặc giảm mức tiêu thụ năng lượng tổng thể. Khó chẩn đoán rằng cơ thể thiếu vitamin C nếu chỉ dựa trên dấu hiệu mệt mỏi.

Giảm cân

Thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến giảm cân không giải thích được và thậm chí khiến một người nào đó trở nên gầy gò. Đây là hiện tượng phổ biến ở những người bị suy dinh dưỡng.

Đau người

Cơ bắp, khớp mỏi và đau báo hiệu sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin C. Đôi khi triệu chứng này không được chú ý hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm khớp.

Bầm tím

Một dấu hiệu chỉ ra rằng bạn gặp vấn đề với lượng vitamin C là khi xuất hiện vết bầm tím dễ dàng. Nếu bạn thấy mình bị bầm tím khi chỉ va chạm rất nhẹ, hoặc bầm tím không giải thích được và không nhớ vì sao nó xuất hiện, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Vấn đề răng miệng

Vitamin C rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng, thiếu nó có thể gây tụt lợi. Đây một dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng.

Tóc và da khô

Tóc khô, ngay cả khi đã dưỡng ẩm, và da khô, bị kích ứng hoặc mẩn đỏ mặc dù đã sử dụng các loại kem hoặc kem dưỡng ẩm, cũng là một dấu hiệu cho thấy lượng vitamin C chưa đủ.

Nhiễm trùng

Vitamin C cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Thiếu chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khiến bạn dễ mắc bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng khác thường xuyên hơn.

Cần làm gì khi có dấu hiệu thiếu hụt vitamin C?

Vì là hợp chất cơ thể không tự tổng hợp được nên nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin C là nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể không cung cấp đủ lượng vitamin thiết yếu này. Do đó, cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng cách bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C vào bữa ăn như: bông cải xanh, cà chua, ớt chuông… các loại trái cây như: cam, ổi, kiwi…

 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu đun nấu quá lâu, hoặc bảo quản trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin C. Do đó, nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất là khi trái cây và rau chưa nấu chín hoặc ăn sống.

Bên cạnh một chế độ ăn uống lạnh mạnh thì việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng là một cách bổ sung vitamin C hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, nếu cơ thể liên tục xuất hiện các dấu hiệu thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19 Những lưu ý trong chế độ ăn uống ở giai đoạn hậu COVID-19

SKĐS - Chế độ dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là vào thời điểm hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả và ở trạng thái yếu hơn trước. Vì vậy, giai đoạn hậu COVID cần đặc biệt chú ý tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau nhiễm COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo nên test nhanh mẫu gộp gia đình


M.H (t/h)
Ý kiến của bạn