Hà Nội

Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì?

23-09-2024 16:36 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Việc tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho sức khoẻ như các bệnh về đường hô hấp, xương khớp, huyết áp...

5 phương pháp tăng cân nhanh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả tại nhà5 phương pháp tăng cân nhanh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả tại nhà

SKĐS - Bạn là cô nàng có thân hình “cò hương” hay anh chàng gầy gò ốm yếu. Nhưng bạn lại không có nhiều thời gian và tài chính để áp dụng những chương trình tăng cân cho người gầy tại các trung tâm đắt tiền.

Nguyên nhân của việc tăng cân đột ngột do đâu, cách hạn chế như nào, mời bạn đọc tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Sự nguy hiểm của việc tăng cân đột ngột

Việc tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho sức khỏe như:

  • Tâm lý bất ổn: Tăng cân đột ngột có thể ảnh hưởng khiến tâm lý không ổn định và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Tăng cân khiến bạn dễ bị khó thở hơn, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
  • Đau nhức xương khớp và cơ bắp: Tăng cân tạo áp lực lớn lên xương khớp và cơ bắp, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe cơ - xương - khớp.
  • Tăng huyết áp và đường huyết: Tăng cân đột ngột dễ dẫn đến tăng huyết áp, tăng đường huyết và nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Việc tăng cân mất kiểm soát khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và tự ti về ngoại hình ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa

Việc tăng cân mất kiểm soát khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và tự ti về ngoại hình ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa

Tăng cân mất kiểm soát là biểu hiện của những bệnh nào

Rối loạn nội tiết tố

Mắc bệnh suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, kháng insulin,... có thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân và gây khó khăn trong việc giảm cân. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng nội tiết tố tạo ra những thay đổi trong tâm trạng cũng khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn.

Nếu hormone estrogen suy giảm cũng khiến cơ thể phụ nữ có xu hướng tăng cân. Ngoài ra, tuyến giáp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất nên nếu chúng bị suy yếu sẽ khiến hormone cortisol và insulin tăng lên, gây tăng cân đột ngột.

Bệnh đường tiêu hóa

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm giảm nhu động ruột có thể gây tăng cân. Thông thường, sau khi ăn khoảng 1 tiếng, nhu động ruột sẽ thúc đẩy tiêu hóa thức ăn. Nếu nhu động ruột giảm sẽ khiến không kiểm soát được quá trình tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do nhu động ruột thiếu nước, do thuốc, ăn thiếu chất xơ hoặc thiếu hệ vi sinh men đường ruột.

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh viêm xương khớp có ảnh hưởng đến cột sống, các khớp và cơ bắp trong cơ thể, đồng thời cũng có thể khiến bệnh nhân tăng cân đột ngột. Nguyên nhân là do các cơn đau nhức xương khớp sẽ làm giảm khả năng vận động của người bệnh, từ đó việc đốt cháy chất béo và calo dư thừa cũng bị hạn chế.

Bệnh lý khác

Nhiều bệnh lý như trầm cảm, bệnh tuyến giáp hay một số loại ung thư có thể gây tăng cân không chủ ý. Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm giảm cân khiến người bệnh có khuynh hướng ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và năng lượng. Ngoài ra, những bệnh làm giảm vận động như viêm khớp có thể gây tăng cân gián tiếp

Các thói quen sinh hoạt

Ăn vặt: Hay ăn các món đồ chế biến chứa nhiều đường, chất béo ảnh hưởng đến cân nặng cũng như tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Bỏ bữa sáng, tối: Nhiều người lầm tưởng việc bỏ bữa sẽ giảm lượng năng lượng nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cơ thể có xu hướng lưu trữ bữa ăn tiếp theo nhiều hơn và khiến bạn tăng cân.

Mỗi ngày đều phải tiêu hao calo, đảm bảo lượng calo nạp vào luôn phải ít hơn lượng calo tiêu thụ.

Mỗi ngày đều phải tiêu hao calo, đảm bảo lượng calo nạp vào luôn phải ít hơn lượng calo tiêu thụ.

Cách tầm soát cân nặng

Để tầm soát cân nặng, bạn cần thực hiện:

  • Thay đổi cơ cấu trong bữa ăn, tăng rau, giảm thịt. Bổ sung chất xơ, rau củ, quả tươi giúp bạn dễ tiêu hóa, giảm trọng lượng và giảm sự thèm ăn.
  • Protein rất cần thiết cho sự phát triển và hồi phục các mô cơ nên bất kể mục tiêu của bạn là giảm cân, lên cơ hay cả hai thì chế độ ăn uống của bạn vẫn luôn cần một lượng lớn protein.
  • Mỗi ngày đều phải tiêu hao calo, đảm bảo lượng calo nạp vào luôn phải ít hơn lượng calo tiêu thụ. Bạn chỉ nên thiếu khoảng 150 – 200 calo mỗi ngày. Dù vậy, cũng vẫn phải đảm bảo đủ lượng chất béo để duy trì hoạt động cho cơ thể mà không phải tiêu tốn đến các cơ.
  • Duy trì tập thể dục với các bài tập phù hợp với sức khỏe và dễ dàng tập luyện bất cứ nơi đâu như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp.
  • Đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Uống đủ nước.

Xem thêm video được quan tâm:

Muốn phổi khỏe mạnh thực hiện những cách này mỗi ngày | SKĐS


BS. Trịnh Thu Hoa
Ý kiến của bạn