Các nhà nghiên cứu giải thích rằng cân nặng của phụ nữ trước khi mang thai và việc họ tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ được coi là các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ là một dạng đường huyết tăng cao được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và con.
Các nhà nghiên cứu ĐH Bergen, Na Uy do Linn Sorbye dẫn đầu đã điều tra nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ giữa một hoặc hai lần mang thai trước đó.
Nghiên cứu này bao gồm 24.000 phụ nữ sinh con trong thời gian từ 2006 đến 2014. Các nhà nghiên cứu đã xem xét tiền sử tiểu đường thai kỳ của những phụ nữ này và chỉ số khối cơ thể khi họ mang thai trong lần tiếp theo. BMI là chỉ số ước tính lượng mỡ cơ thể dựa trên cân nặng và chiều cao. BMI vượt quá 30 được cho là béo phì.
Có khoảng 36% phụ nữ tăng hơn 1 đơn vị BMI cân nặng giữa thời điểm bắt đầu lần mang thai đầu tiền và lần thứ hai. Những phụ nữ này cũng dễ bị tiểu đường hơn những phụ nữ có cân nặng ổn định trong lần mang thai thứ hai.
Những phụ nữ tăng gần gấp đôi cân nặng thì cũng tăng gấp đôi nguy cơ tiểu đường thai kỳ và nguy cơ này tăng 5 lần ở những người có trọng lượng cơ thể lớn nhất.
Những nguy cơ này nổi bật ở những phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi sinh con đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ ra rằng phụ nữ thừa cân giảm cân sau khi sinh con thì cũng giảm nguy cơ bị tiểu đường trong lần sinh con tiếp theo.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine.