Hà Nội

Tân sinh viên cần cảnh giác những 'lời mật ngọt’ từ môi giới việc làm

06-10-2022 12:08 | Thời sự
google news

SKĐS - Thời gian này, hàng nghìn sinh viên năm nhất bắt đầu quãng thời gian học đại học, bước vào cuộc sống đi học xa nhà. Đây cũng chính là lúc nhiều em tìm kiếm cơ hội làm thêm, tuy nhiên, các em cần cảnh giác trước những trò lừa đảo môi giới, giới thiệu việc làm để đảm bảo cho cuộc sống tự lập an toàn.

Nhà trọ khan hiếm, tân sinh viên chật vật đi tìm nơi ởNhà trọ khan hiếm, tân sinh viên chật vật đi tìm nơi ở

SKĐS - Thời điểm này, các tân sinh viên đã biết ngôi trường đại học mơ ước của mình nằm ở địa điểm nào, nhưng rất nhiều sinh viên lại đang vô cùng lo lắng vì chưa tìm được nơi thuê trọ. Đối với các sinh viên tỉnh lẻ, việc tìm được cho mình một nhà trọ phù hợp là vấn đề vô cùng nan giải trong giai đoạn này.

Vô vàn những lời rao "việc nhẹ, lương cao"

Không khó để tìm ra những lời quảng cáo về việc làm online nhan nhản tại các hội nhóm tìm việc làm thêm trên mạng xã hội. Công việc hấp dẫn, nhẹ nhàng với mới mức cao, độ tuổi được chọn thường là các bạn trẻ, đặc biệt là các em sinh viên năm nhất là mục tiêu mà các đối tượng lừa đảo nhắm tới.

Sau khi tham gia vào một hội nhóm tìm việc trên facebook, Khánh Linh (quê Vĩnh Phúc) đã quyết định lựa chọn làm cộng tác viên viết content với mức tiền công là 40.000 đồng cho một bài viết khoảng 100 từ. "Khi nhận công việc này em đã cẩn thận nhắn tin trao đổi cụ thể và nhận được lời cam kết công ty sẽ chuyển tiền vào tài khoản sau khi viết bài xong. Nhưng em đã bị sập bẫy của họ, sau một tháng viết được 15 bài gửi đi thì không thể liên lạc được nữa".

Cũng nhẹ dạ tin theo dòng giới thiệu trên trang mạng xã hội "việc nhẹ, lương cao, chỉ cần có máy tính và khả năng ngoại ngữ", Minh Châu (tân sinh viên Trường ĐH Hà Nội) đã làm theo các chỉ dẫn của chủ bài đăng tuyển cộng tác viên dịch thuật nhưng em đã bị lừa. Minh Châu cho biết: "Em vào link và có một người xưng là chủ bài đăng hướng dẫn công việc là phải nạp 200.000 đồng vào để được cấp tài khoản dịch. Nạp tiền xong liên lạc lại thì không tìm thấy bài đăng đâu nữa, nhắn tin cũng không được".

Tân sinh viên cần cảnh giác những "'lời mật ngọt" từ môi giới việc làm - Ảnh 2.

Tân sinh viên cần cảnh giác những "'lời mật ngọt" từ môi giới việc làm - Ảnh 3.

Những lời quảng cáo về việc làm online, nhẹ nhàng với mức lương hấp dẫn xuất hiện nhan nhản trên mạng, các sinh viên cần đề phòng để tránh bị "sập bẫy".

Không chỉ những công việc ảo khiến các bạn sinh viên mất tiền, mất công sức, mà còn có những công việc núp bóng đa cấp nhằm chiếm đoạt tiền của các bạn trẻ. "Lúc đầu họ rất nhiệt tình hướng dẫn em rằng nếu bán được hàng thì trong tài khoản sẽ có ngay 15 triệu đồng. Trước khi nhận hàng họ nói em phải nhập 10 triệu đồng để có hàng sớm nhất. Vì vốn lời cao nên em đã đi vay mượn bạn bè nhưng sau một thời gian dài, hàng vẫn không bán được, em gọi điện mong trả lại hàng thì lúc đó mới ngớ người ra đó là một công ty bán hàng đa cấp", Gia Huy (sinh viên năm nhất Trường ĐH Thủy Lợi) cho biết.

Cần có giao kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi

Để tránh những cạm bẫy lừa đảo do những đối tượng xấu giăng ra, theo chuyên gia tâm lý PGS.TS. Trần Thành Nam: "Tất cả những cơ hội kiếm tiền các em phải tự trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những cơ hội kiếm tiền như trở thành tỉ phú, triệu phú trong vòng bao nhiêu ngày thì tất cả những thông điệp như vậy các em đều phải đề phòng".

Thông tin tìm việc trên mạng đa phần không được kiểm chứng. Đối tượng lừa đảo núp bóng nhà tuyển dụng với những ma trận tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt thông tin, thậm chí tấn công đe dọa tống tiền, do đó các bạn sinh viên nên truy cập những trang web tìm việc uy tín để chọn công việc part time phù hợp.

Còn theo luật sư Đoàn Trọng Bằng, Công ty Luật TNHH Black & White, để đảm bảo quyền lợi, cần giao kết hợp đồng có thể bằng văn bản, thư điện tử hoặc hình thức khác. "Trong trường hợp phát sinh quan hệ tranh chấp thì không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời không giao kết hợp đồng lao động thì sẽ không được hưởng các quyền lợi liên quan, phát sinh từ quan hệ lao động ví như ốm đau, tai nạn, bệnh tật.

Ngoài ra, các bạn trẻ cần cẩn trọng với các bài đăng tuyển dụng tìm người làm thêm không có địa chỉ liên hệ rõ ràng, mức lương hấp dẫn nhưng không yêu cầu kinh nghiệm, mô tả công việc sơ sài, phải đóng tiền trước để bắt đầu công việc... Đây có thể là "chiếc bẫy" với các tân sinh viên".

Từng là một sinh viên đã nhiều lần "nếm đòn" của những chiêu trò lừa đảo tìm việc trên mạng xã hội, Trần Vân Nhi (sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế Trường ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, các em sinh viên năm nhất có thể đi làm để kiếm thêm thu nhập cũng là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn đi làm thêm thì hãy tìm hiểu thật cặn kẽ nơi làm thêm, nguồn đăng tuyển và hết sức cảnh giác trước những thông tin "việc nhẹ lương cao"... 

Các bạn nên cố gắng lựa chọn các công việc liên quan đến ngành học của mình để có những trải nghiệm thực tế cũng có thể vừa học vừa làm, nên sắp xếp thời gian hợp lý và đặt việc học lên hàng đầu. Đặc biệt, các bạn sinh viên năm nhất cần quản lý từng khoản chi tiêu nhỏ nếu như không muốn đối mặt với tình cảnh thiếu hụt ngân sách hay không có tiền khi xảy ra sự cố "bất đắc dĩ".

Tân sinh viên cần chuẩn bị giấy tờ gì để nộp khi trúng tuyển đại học?Tân sinh viên cần chuẩn bị giấy tờ gì để nộp khi trúng tuyển đại học?

SKĐS - Hiện đã có nhiều trường đại học gọi thí sinh trúng tuyển đến nhập học tại trường song song với việc hoàn thành thủ tục nhập học trực tuyến. Để việc nhập học được suôn sẻ, nhanh chóng, các tân sinh viên cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để hoàn tất việc nhập học.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn