Tấn công mạng tăng mạnh, Thủ tướng ban hành Công điện khẩn

08-04-2024 08:49 | Thời sự
google news

SKĐS - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 33/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Công điện nêu rõ, trước tình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây và có thể tiếp tục diễn biến phức tạp trong giai đoạn tới.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) mạng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng Chính phủ nếu để hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý không bảo đảm ATTT mạng, để xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm ATTT mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ TT&TT; gửi kết quả về Bộ TT&TT trước ngày 30/4/2024; Thực hiện nghiêm thời hạn hoàn thành phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn cho 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, thực hiện và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm ATTT theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 09/CT-TTg.

Tấn công mạng tăng mạnh, Thủ tướng ban hành Công điện khẩn- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sử dụng thường xuyên các nền tảng hỗ trợ bảo đảm ATTT do Bộ TT&TT cung cấp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và thực thi pháp luật về ATTT mạng. Bố trí hạng mục về an toàn thông tin khi xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm, giai đoạn 5 năm và các dự án công nghệ thông tin.

Trường hợp xảy ra sự cố tấn công mạng, tuân thủ nghiêm túc theo quy định và chỉ đạo tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg, Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT của Bộ TT&TT, lưu ý một số nội dung trọng tâm sau: Kịp thời báo cáo sự cố về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố cùng cấp và Cơ quan điều phối quốc gia, các cơ quan, doanh nghiệp có chức năng quản lý an ninh mạng.

Tuân thủ sự điều phối ứng cứu sự cố của Cơ quan điều phối quốc gia và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc: thu thập, phân tích thông tin; xử lý, khắc phục sự cố; xác minh nguyên nhân và truy tìm nguồn gốc; phát ngôn và công bố thông tin…

Báo cáo đầy đủ thông tin về sự cố, thiệt hại và các thông tin liên quan về Cơ quan điều phối quốc gia, đồng thời tổng kết, phân tích, đánh giá, rút ra bài học và báo cáo về Cơ quan điều phối quốc gia để tổng hợp, phổ biến.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, cơ quan: GTVT, Công thương, TNMT, TT&TT, Y tế, Tài chính, VPCP, NHNN, UBND TP. Hà Nội và UBND TP.HCM phải chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp chủ quản hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện rà soát, đánh giá và báo cáo tình hình bảo đảm ATTT theo hướng dẫn của Bộ TT&TT và các bộ, ngành liên quan có chức năng quản lý an toàn, an ninh mạng.

Hoàn thành phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn cho 100% hệ thống thông tin trong tháng 9/2024 và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt trong tháng 12/2024 (đồng bộ với thời hạn đã nêu tại Chỉ thị số 09/CT-TTg).

Định kỳ kiểm tra, đánh giá ATTT theo quy định (tối thiểu 1 lần/2 năm đối với hệ thống cấp độ 1, cấp độ 2; 1 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3, cấp độ 4; 1 lần/6 tháng đối với hệ thống thông tin cấp độ 5), săn lùng và loại bỏ các mối nguy hại trên hệ thống thông tin của tổ chức, doanh nghiệp…

Chuyên gia an ninh mạng chỉ ra 3 điểm yếu dễ bị tấn công mạng Chuyên gia an ninh mạng chỉ ra 3 điểm yếu dễ bị tấn công mạng

SKĐS - Năm 2023, Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các tổ chức tại Việt Nam.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn