Triệu chứng
• Rối loạn tư duy: Người bệnh cho rằng mọi suy nghĩ của mình bị lộ hoặc bị đánh cắp, áp đặt.
• Hoang tưởng: Người bệnh có cảm giác mình bị một người hoặc lực lượng nào đó kiểm tra, chi phối hay đang bị theo dõi, đầu độc, giết hại… Điều này khiến cho người bệnh phản ứng tự vệ bằng cách tấn công những đối tượng mà họ cho rằng đang theo dõi, tìm cách đầu độc, sát hại mình, kể cả người thân.
• Ảo giác: Có thể là ảo thanh (nghe thấy những lời buộc tội, đe doạ, chửi bới…), ảo thị (nhìn thấy siêu nhân, Phật hay Chúa…) hoặc ảo khứu (ngửi thấy những mùi đặc biệt).
• Rối loạn hành vi: Kích động vô cớ, hò hét, đập phá hoặc bất động, không nói, không ăn uống…
•Các triệu chứng khác: Rối loạn cảm xúc, ngôn ngữ, giảm hiệu suất làm việc và học tập… Biến đổi nhân cách, không ham muốn, vô cảm, thiếu tính mục đích, khó thích ứng với xã hội.
Nguyên nhân
•Di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở những người con lên tới 12%.
•Yếu tố sinh hóa, nhất là chất Dopamine trong não, được cho rằng góp phần gây ra bệnh này.
•Yếu tố môi trường: Quá stress cũng là một tác nhân góp phần thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh.

Cách phòng chống
Phương cách tốt nhất để chữa tâm thần phân liệt là kết hợp thuốc chống loạn thần và can thiệp về tâm lý.
•Thuốc chống loạn thần giúp người bệnh thoát khỏi trạng thái loạn thần nặng như: kích động, hoang tưởng, ảo giác… Không những thế, thuốc còn chống tái phát và mạn tính hóa nhưng chỉ dùng khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
•Can thiệp về tâm lý, bao gồm các biện pháp nhằm giúp cho gia đình, hàng xóm của người bệnh cũng như cộng đồng hiểu, chấp nhận, cảm thông và quan tâm đến họ.
Việc sử dụng tiếp tục thuốc an thần kinh có thể làm tỉ lệ tái phát thấp hơn 30% trong một năm và nếu không dùng thuốc duy trì thì tỷ lệ tái phát có thể lên đến 60-70% trong vòng một năm đầu và khoảng 90% trong vòng năm thứ hai.