Hà Nội

Tầm soát sớm để giảm bớt những nguy cơ biến chứng nặng của bệnh Alzheimer

01-11-2023 14:00 | Y học 360
google news

Để bệnh Alzheimer không còn là nỗi sợ và áp lực bởi những tiến triển nhanh và nguy hiểm, các chuyên gia khuyến cáo nên tầm soát sớm để tăng cơ hội phòng chống và kiểm soát tiến trình bệnh.

Alzheimer không phải là một bệnh lão khoa thông thường mà là bệnh lý chưa có thuốc chữa và không thể đảo ngược quá trình phát triển bệnh. Một khi mắc phải, bệnh Alzheimer sẽ để lại nhiều hậu quả trên trí lực, sức khỏe của người bệnh, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của người chăm sóc. Vì vậy, các chuyên gia và bác sĩ khuyên mọi người cần tầm soát thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Với sự hỗ trợ từ chiến dịch mang tên "A Bit More – Yêu thương nối dài ký ức" nhiều kiến thức hữu ích xung quanh bệnh Alzheimer đã được lan toả rộng rãi đến cộng đồng.

Tầm quan trọng của việc tầm soát sớm bệnh Alzheimer 

Trong giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh Alzheimer không khác nhiều so với chứng hay quên của người cao tuổi. Vì vậy, chúng rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu việc hay quên của người lớn là do hoạt động của các cơ quan thần kinh suy yếu theo thời gian, thì bệnh Alzheimer xuất phát từ sự phát triển bất thường của các ống dẫn truyền dinh dưỡng cho não, tạo ra những đám rối gây tắc nghẽn vận động và trao đổi chất của não bộ.

Đồi hải mã - nơi chịu trách nhiệm cho trí nhớ hạn, là cơ quan đầu tiên bị tổn thương, khiến người bệnh phát sinh biểu hiện nhớ nhớ quên quên. Nếu để bệnh phát triển nặng, người bệnh có thể quên cả nhận thức về chính bản thân họ, mất khả năng kiểm soát hành vi, không thể tự chăm sóc bản thân, gây ra những hậu quả nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh,...

Các chuyên gia khuyên nên khám tổng quát và làm các kiểm tra cận lâm sàng để sớm phát hiện bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi. Khi tầm soát bệnh từ sớm, bác sĩ sẽ dự đoán được nguy cơ gây bệnh, tư vấn cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh hoặc đưa ra phương án điều trị phù hợp nếu người bệnh đã có biểu hiện rõ ràng. Người được can thiệp sớm sẽ có nhiều biện pháp để đối phó và sống chung với căn bệnh, đồng thời có thể duy trì và giữ được sự minh mẫn lâu nhất có thể.

Tầm soát sớm để giảm bớt những nguy cơ biến chứng nặng của bệnh Alzheimer - Ảnh 1.

Tầm soát sớm giúp người bệnh có phương pháp điều trị kịp thời, trì hoãn tác động của bệnh và giữ sự minh mẫn lâu dài

Ngoài bệnh nhân, những người chăm sóc cũng rất cần sẵn sàng tâm lý để đối diện với Alzheimer. Việc tầm soát sớm giúp gia đình có thêm thời gian chuẩn bị tinh thần, làm quen với nếp sống mới, học thêm kỹ năng chăm sóc và hỗ trợ người bệnh, đồng thời tìm kiếm nguồn hỗ trợ phù hợp để cùng san sẻ trách nhiệm, giải tỏa áp lực nếu có sau này.

Tầm soát sớm để giảm bớt những nguy cơ biến chứng nặng của bệnh Alzheimer - Ảnh 2.

Chia sẻ của Chuyên gia về bệnh Alzheimer và tầm quan trọng của tầm soát sớm trong hoạt động "Memory Café""

Để Alzheimer không còn là nỗi sợ 

Đối với bệnh Alzheimer, điều quan trọng nhất là làm sao để duy trì trạng thái sinh hoạt bình thường và không gian an toàn, ổn định cho người bệnh, giúp họ có cảm giác được thư giãn, tránh bị kích động dẫn đến căng thẳng và khiến bệnh trầm trọng hơn.

Điều tiếp theo cần làm chính là thiết lập tư duy đúng đắn về bệnh Alzheimer. Mặc dù chưa có thuốc chữa khỏi bệnh, buộc bệnh nhân và người thân của họ phải chấp nhận một cuộc sống sẽ đổi thay vĩnh viễn, nhưng các chuyên gia cho biết thái độ tích cực, lạc quan sẽ giúp mọi người đi qua bệnh tật một cách nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, cảm giác cô đơn là điều thường trực trong tâm trí của những người lớn tuổi. Người mắc bệnh Alzheimer lại càng có tâm lý tự ti khi phải đối diện với những ánh mắt dị nghị hay chỉ trích của người xung quanh. Không những cần yêu thương chăm sóc, họ còn rất cần được thấu hiểu để có thể cảm thông cho những lúc nhớ nhớ quên quên, những lần thay đổi tâm trạng thất thường hay những sự việc đáng tiếc mà họ không chủ ý gây ra.

Việc ở một mình trong giữa bốn bức tường cũng có thể khiến người bệnh căng thẳng khiến nhiều suy nghĩ bi quan xuất hiện. Vậy nên, quan trọng nhất là khuyến khích người bệnh Alzheimer tăng cường vận động nhẹ nhàng, tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng hoặc đi du lịch cùng gia đình để giúp tinh thần họ trở nên phấn chấn, sảng khoái hơn.

Chương trình "A Bit More" là một trong những nỗ lực mạnh mẽ nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi hành động thiết thực bắt đầu bằng tình yêu thương của những người thân trong gia đình. Một trong những mục tiêu quan trọng, chương trình muốn khuyến khích nhóm nguy cơ cao quan sát và nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh, bằng việc nhận ra tầm quan trọng của tầm soát sớm, người bệnh Alzhiemer có thêm cơ hội để điều trị và chung sống tích cực với bệnh Alzheimer.

"A Bit More" : Lan toả nhiều hơn và hành động thêm một chút từ hôm nay tại: tại fanpage: facebook.com/hieuvealzheimer

PV
Ý kiến của bạn