Tầm soát chậm tăng trưởng bằng chụp X-quang xương bàn tay

10-07-2019 17:12 | Đời sống
google news

SKĐS - Chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng là một bệnh lý tương đối hiếm, nên nhận thức về bệnh này trong cộng đồng chưa cao.

Khá nhiều phụ huynh thấy con mình thấp hơn so với bạn bè đưa đi khám bác sĩ nhi tổng quát không có bệnh lý, bác sĩ dinh dưỡng cũng khẳng định bé không suy dinh dưỡng. Chế độ ăn của bé đủ chất, uống sữa đầy đủ, chơi thể thao đều đặn nhưng bé vẫn mãi không cao và phụ huynh không biết phải làm gì nữa.

Hầu hết trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng, biểu hiện bên ngoài không có gì đặc biệt ngoài việc trẻ không tăng hoặc có tốc độ tăng chiều cao chậm. Nếu cha mẹ đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi tổng quát hoặc bác sĩ dinh dưỡng và xác định trẻ không có bệnh lý, không bị suy dinh dưỡng, phụ huynh nên đưa bé đi khám chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và tầm soát các bệnh lý về nội tiết, đặc biệt bệnh lý thiếu hormone tăng trưởng.

Chương trình tầm soát này nhằm đưa sự nhận thức bệnh lý này đến với đông đảo phụ huynh, phổ biến rộng rãi đến cộng động, kịp thời phát hiện và giúp cho các bé bị thiếu hormone tăng trưởng có cơ hội được tiếp cận điều trị để có thể đạt được chiều cao tối đa theo di truyền của gia đình lúc trưởng thành.

Quy trình thông thường là trẻ tham gia tầm soát sẽ được các bác sĩ hỏi về tiền sử lúc sinh, các bệnh lý liên quan, tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình; thăm khám lâm sàng; đo chiều cao và chụp X-quang xương bàn tay miễn phí khi có chỉ định để được đánh giá tuổi xương. Trẻ sẽ được chụp X-quang xương bàn tay trái, làm các xét nghiệm máu cần thiết.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tư vấn về vấn đề phát triển chiều cao của trẻ là bình thường hay bất thường. Phụ huynh sẽ được tham vấn về cách thức điều trị và theo dõi cụ thể. Những trường hợp nghi ngờ chậm tăng trưởng chiều cao sẽ được hướng dẫn các bước xử trí tiếp theo.

Tầm soát chậm tăng trưởng bằng chụp X-quang xương bàn tay

Biểu hiện bên ngoài gợi ý thiếu hormone tăng trưởng

- Tốc độ tăng trưởng chậm: ≤ 4cm/năm.

- Mập phì vùng bụng.

- Khối cơ giảm.

-   Cơ quan sinh dục ngoài nhi tính.

- Chậm dậy thì.

Để điều trị bằng hormone tăng trưởng hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý những gì?

-  Điều trị bệnh lý này là bằng đường tiêm, vì vậy cần tiêm thuốc đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

-BV. Nguyễn Tri Phương sẽ khám và tầm soát miễn phí cho tất cả trẻ em chưa dậy thì có nhu cầu được tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao vào các buổi sáng thứ bảy và chủ nhật từ 8/6 đến 27/7/2019.Năm nay, chương trình dự kiến sẽ khám và tầm soát cho khoảng 400 trẻ.
- Đối tượng được tầm soát: Tất cả các trẻ em chưa dậy thì có nhu cầu được tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao.
- Thời gian diễn ra chương trình: 8:00 - 11:00 thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, áp dụng từ 08/06 - 27/07/2019.
- Địa điểm: Lầu 3 khu A, BV Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, TP. Hồ Chí Minh).
- Cách thức đăng ký:
-Trực tiếp đăng ký và khám miễn phí tại bệnh viện vào các buổi sáng thứ Bảy và Chủ nhật trong thời gian tổ chức chương trình
-Gọi điện thoại theo hotline 0774 880 289 (giờ hành chính: 8g - 16g từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
-BV. Nguyễn Tri Phương đã triển khai chương trình khám tầm soát và chụp X-quang xương bàn tay miễn phí cho trẻ thiếu hormone tăng trưởng từ năm 2017. Sau 2 năm triển khai chương trình, số trẻ được khám và tầm soát là 550 trẻ.Trong đó, có 31 trẻ được chỉ định điều trị.Các trường hợp được điều trị bằng hormone tăng trưởng tại khoa Nội tiết của bệnh viện đều có sự gia tăng chiều cao rõ rệt.

- Tái khám đúng hẹn để bác sĩ điều chỉnh kịp thời liều thuốc để đặt được hiệu quả cao nhất có thể.

- Khi có bất cứ lo lắng gì phát sinh trong quá trình điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về bệnh lý này, không nên nghe theo những nguồn tin không chính thức tạo hoang mang và tự ngưng điều trị cho bé.

Vì ngoài hiệu quả điều trị, tác dụng phụ của thuốc có thể: Đau các khớp ngón tay, phù 2 chân, trật khớp háng, suy giáp, rối loạn đường huyết đói.

Vậy bệnh nhân có thể ngừng điều trị bằng hormone tăng trưởng không?

Tiêu chí ngưng thuốc:

Sau 6 - 12 tháng điều trị đầu tiên:

- Tốc độ tăng trưởng tăng < 50%.

- Tuân trị không đầy đủ.

- Tác dụng phụ.

Sau thời gian điều trị > 12 tháng:

- Tăng trưởng < 2,5 cm/năm.

- Đạt chiều cao (bố, mẹ).

- Tuổi xương > 14 ở nữ và > 16 ở nam.

- Tác dụng phụ.

- Gia đình/ bản thân muốn ngưng thuốc.

Nguyên nhân trẻ chậm tăng trưởng chiều cao thường gặp

- Thiếu nội tiết tố tăng trưởng hay còn gọi là hormone tăng trưởng: Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích hormone tăng trưởng không đủ, dẫn đến một tình trạng gọi là thiếu hormone tăng trưởng. Thiếu hormone tăng trưởng có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải do tổn thương tuyến yên, chấn thương đầu nặng, u não hoặc nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não…

Thiếu hormone tăng trưởng có thể bẩm sinh hoặc mắc phải, xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào.Trong một số trường hợp việc thiếu hormone tăng trưởng không xác định được nguyên nhân.

- Suy tuyến giáp: Khi cơ thể tiết không đủ hormone tuyến giáp, chậm tăng trưởng có thể xảy ra bởi vì những hormone này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa.

- Tiền sử gia đình: Khi bố mẹ có chiều cao đều khiêm tốn, thường con cũng có chiều cao khiêm tốn và ngược lại.

- Thai nhi suy dinh dưỡng, trẻ sinh ra nhẹ cân (suy dinh dưỡng trong tử cung).

- Hội chứng Turner: Gặp ở trẻ nữ có bất thường nhiễm sắc thể X.

- Hội chứng Down.

- Một số loại thiếu máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

- Bệnh mạn tính: Thận, tim, tiêu hóa, hoặc bệnh phổi.

- Hậu quả của việc sử dụng 1 loại thuốc khi mang thai của bà mẹ.

- Dinh dưỡng kém: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao

- Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao. Những trẻ như vậy gọi là thấp lùn vô căn.


BS. NGUYỄN THỊ THƯ HƯƠNG
Ý kiến của bạn