Hà Nội

Tầm quan trọng của sắt đối với phụ nữ có thai

23-10-2024 10:04 | Bệnh phụ nữ
google news

SKĐS - Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.

6 sai lầm hàng ngày gây thiếu sắt6 sai lầm hàng ngày gây thiếu sắt

SKĐS - Thiếu sắt là một trong những tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em…

Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu phải chú ý bổ sung sắt đầy đủ, đúng cách để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Vai trò của sắt đối với phụ nữ có thai

Sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt đáp ứng được nhu cầu tạo hồng cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm sức đề kháng, dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công do sắt có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Khi có thai, lượng sắt và acid folic cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (khoảng 30mg sắt/ngày, 400mcg acid folic/ngày). Ở phụ nữ có thai, lượng huyết tương và lượng máu của mẹ tăng lên trong thời kỳ mang thai, cần nhu cầu sắt rất nhiều. Nhau thai là một cơ quan có hoạt động trao đổi chất cao so với nhu cầu sắt lớn, vì vậy nó cũng làm tăng nhu cầu sắt ở bà mẹ.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Ảnh minh họa

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt. Ảnh minh họa

Ngoài ra, thai cần sắt cho nhu cầu trao đổi chất và cung cấp oxy cũng như để nạp lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng trong máu 6 tháng đầu đời sau sinh. Vì thế, việc bổ sung đủ lượng sắt hàng ngày theo nhu cầu nhằm giảm nguy cơ thiếu máu, nhẹ cân và sinh non ở bà mẹ mang thai.

Nếu phụ nữ mang thai không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao... 

Nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng cho mẹ như nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh và đặc biệt là ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về não bộ của em bé.

Các giai đoạn cần bổ sung sắt

Ba tháng đầu

3 tháng đầu là giai đoạn vàng trong sự hình thành và phát triển của thai nhi, bất kì khiếm khuyết nào trong quá trình này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi sau này. Trong giai đoạn này thai nhi cần sắt để tạo máu, lúc này người mẹ cần bổ sung 30-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu này.

Ba tháng giữa

Thai nhi tiếp tục phát triển mạnh và hoàn thiện các cơ quan trong 3 tháng giữa. Lúc này thai nhi cần được cung cấp nhiều máu hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển đó. Giai đoạn này, mẹ bầu cần tiếp tục duy trì 30 đến 60mg sắt hàng ngày.

Ba tháng cuối

Giai đoạn này thai nhi sẽ tăng nhanh chóng về cân nặng cũng như kích thước. Cơ thể người mẹ cũng có nhiều biến đổi để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Dù sinh mổ hay sinh thường cơ thể người mẹ cũng mất rất nhiều máu, trung bình từ 1,5-2 lít. Người mẹ nên bổ sung khoảng 50-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày và duy trì đến sau sinh để sức khỏe được hồi phục tốt.

Cách bổ sung sắt bằng thực phẩm cho phụ nữ có thai

Đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất cao, do đó ngoài việc bổ sung bằng viên uống cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày.

Tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim.

Tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim.

Sắt có nhiều trong các thực phẩm như các loại thịt đỏ (chó, bò, lợn…), tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. 

Acid folic có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống.

Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất. Không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt.

Tránh bổ sung sắt quá liều lượng trong một thời gian dài có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim. Khi sử dụng viên bổ sung sắt, cần uống nhiều nước, ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ để phòng táo bón. 

Bên cạnh đó nên uống sắt với nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng, tránh uống chung sắt với nước trà, cà phê. Không tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm video được quan tâm:

Tập yoga có tốt cho tim mạch? | SKĐS


BS. Nguyễn Cảnh
Ý kiến của bạn
Tags: