Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với nhiệt và việc kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, nhờ vào việc giảm khối lượng chất béo.
Tắm nước nóng giúp làm giảm lượng đường huyết.
Các nhà khoa học đã mời gần 1.300 bệnh nhân đái tháo đường tham gia và hỏi họ về tần suất ngâm nước của họ. Trung bình, bệnh nhân tắm 4,2 lần mỗi tuần, kéo dài 16 phút. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường càng ngâm mình nhiều hơn, họ càng quan sát thấy sự sụt giảm cân nặng (BMI), vòng eo hoặc thậm chí huyết áp của họ. Nhưng đó không phải là tất cả. Sau khi điều chỉnh về độ tuổi, giới tính, chỉ số BMI... những bệnh nhân tắm nước nóng cũng có lượng glycated hemoglobin (một dạng của hemoglobin Hb được liên kết hóa học với một loại đường) tốt hơn. Dấu hiệu này giúp đánh giá sự cân bằng của lượng đường trong máu trong ba tháng qua. Do đó, đối với các nhà nghiên cứu, có thể có mối liên hệ giữa việc tắm nước nóng và lượng đường trong máu tốt hơn. Kết quả chỉ ra rằng việc tiếp xúc với nhiệt độ nóng của bồn tắm nước nóng hàng ngày có ảnh hưởng có lợi đến lượng đường trong máu và cả các yếu tố nguy cơ tim mạch ở những người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
Tháng 3 vừa qua, một nghiên cứu khác cũng cho rằng thói quen này có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tắm nước nóng có thể hoạt động giống như một bài tập thể dục: Nó làm tăng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và lưu lượng máu, những tác động giúp cải thiện chức năng mạch máu về lâu dài. Không nên lạm dụng tắm nước nóng nếu bị suy tĩnh mạch hoặc ở người rất cao tuổi, những người không phải lúc nào cũng điều hòa tốt được nhiệt độ bên trong cơ thể.