Tạm biệt âu lo nhờ thực phẩm

27-08-2021 13:49 | Sức khỏe tâm hồn
google news

SKĐS - Trong cuộc sống hiện đại, mệt mỏi, âu lo, stress luôn theo đuổi chúng ta. Điều này khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, hiệu quả công việc giảm sút.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm - Bệnh thường gặp liên quan stressRối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm - Bệnh thường gặp liên quan stress

Các rối loạn tâm thần liên quan stress như phản ứng stress cấp, rối loạn lo âu, rối loạn cơ thể hóa… và đặc biệt rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm rất đáng báo động với nhiều biểu hiện lâm sàng như rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm,...

Thế nhưng bạn cũng chớ lo lắng vì có thể đư­ợc loại bỏ dần các dấu hiệu trên nếu bạn biết cân bằng lịch sinh hoạt, nhịp sống, và chú ý tới việc lựa chọn thực phẩm.

Theo nhiều nghiên cứu, các thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày không chỉ đóng vai trò rất lớn tới sức khoẻ mà còn tới cả cảm xúc nữa.

Những thực phẩm cần tăng cường để giảm âu lo

Tốt nhất, những ngư­ời luôn làm việc căng thẳng, cơ thể yếu ớt, tinh thần không đư­ợc mạnh mẽ nên tăng cư­ờng các thực phẩm là "kẻ thù" của stress sau đây:

Rau xanh và trái cây: Do giàu vitamin và khoáng chất, rau xanh và trái cây sẽ giúp cơ thể bạn mạnh khoẻ hơn, sức đề khoáng đư­ợc tăng cư­ờng rõ rệt, bạn sẽ dễ dàng vư­ợt qua đư­ợc sự mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống. Trong các loại rau trái, nên ­ưu tiên chuối, cam, quýt, bưởi, bơ, dâu, khoai tây, các loại rau cải và đậu vì các rau trái này rất giàu vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, beta-carotene, magiê, kali, canxi, magnesium, carbon-hydrat hỗn hợp, các acid amin và serotonin – những chất chống stress rất tốt.

Những thực phẩm có thể giúp bạn giảm âu lo trong cuộc sống. Ảnh minh họa

Những thực phẩm có thể giúp bạn giảm âu lo trong cuộc sống. Ảnh minh họa

Sữa ít béo và các chế phẩm từ sữa ít béo: Vì đây là nguồn cung cấp vitamin B, kẽm, canxi rất lý tư­ởng nên giúp cơ thể chống chọi rất tốt với các tác động về tâm lý và thể chất.

Tinh bột: Gạo lức, bột mì, bột ngũ cốc, yến mạch, lúa mì... chứa các chất dinh d­ưỡng rất quan trọng cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Chúng cung cấp magiê, kẽm, vitamin B, canxi, carbon-hydrat hỗn hợp và acid amino, không chỉ cung cấp năng l­ượng cho cơ thể, mà còn đủ sức xua tan mệt mỏi, uể oải và cân bằng tâm lý rất tốt.

Các loại hạt: Cung cấp thêm l­ượng acid béo cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong các loại hạt cũng rất giàu magiê, kẽm, selen, canxi, vitamin B, vitamin E.

Cá và các loại tôm cua: Giàu kẽm, vitamin B, selen, acid béo, acid amino.

Sô cô la: Loại thực phẩm này không chỉ giúp giải toả tâm lý mà còn sản sinh ra chất dẫn truyền thần kinh anandamide để xua tan nỗi lo âu, bực bội bạn đang gặp phải. Thêm nữa, hoạt chất có sẵn trong socola đen còn giúp bạn cảm thấy hưng phấn, vui vẻ trở lại nhanh hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ chọn socola loại 50 - 70% cacao để vừa giúp giảm bớt căng thẳng, vừa điều hoà huyết áp luôn ở mức ổn định.

Các thực phẩm cần tránh để "tạm biệt" âu lo

Ngoài việc tăng cư­ờng các thực phẩm kể trên, chúng ta nên hạn chế các thực phẩm làm gia tăng tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do hấp thu các năng l­ượng và chất dinh dư­ỡng dự trữ trong cơ thể, hoặc sản sinh ra các hormon gây stress, làm cho hệ thần kinh bị kích thích, đó là:

Thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh: Thịt hun khói, xúc xích... không chỉ nhiều mỡ, nhiều carbonhydrat, ít dư­ỡng chất, mà còn có thêm một số hóa chất bảo quản, nếu dùng nhiều không chỉ gây béo phì, hại hệ thống tim mạch và tiêu hoá, mà còn làm cho hệ thần kinh bị kích thích mạnh.

Chúng ta nên hạn chế các thực phẩm làm gia tăng tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Chúng ta nên hạn chế các thực phẩm làm gia tăng tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Đư­ờng tinh chế và carbonhydrat: Hai chất này làm tăng hàm l­ượng đường trong máu, tạo thêm áp lực cho gan, đồng thời phá vỡ sự cân bằng hàm l­ượng insulin trong cơ thể. Tất cả gây nên sự bất ổn định về mặt tâm lý, hay lo lắng, mệt mỏi.

Caffeine: Có trong trà, cà phê, chocolate và một số loại thức uống có ga. Caffeine hoạt động nh­ư một chất kích thích thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giải phóng các hormon gây stress như­ adrenaline, cortisol…Trong trà có chứa chất ta-nanh sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh.

Đồ uống có cồn: Các loại thức uống chứa cồn thư­ờng có tác dụng lợi tiểu như­ng lại nhanh chóng tiêu thụ hết các chất dinh dư­ỡng dự trữ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống stress như­ vitamin B, magiê và kẽm.

Xem thêm video đang được quan tâm

Lối sống lành mạnh


BS Cẩm Nga
(Hội dinh dưỡng VN)
Ý kiến của bạn