Thuật ngữ “thalassotherapy” (biển trị liệu) được bác sĩ người Đức Friedrich Wilhelm von Halem đưa ra từ thế kỷ XVII. Khoảng thời gian này, nhà sinh lý học người anh Richard Russell cũng xuất bản một cuốn sách về các đặc tính chữa bệnh của nước biển. Kể từ đó, các bác sĩ đã bắt đầu cho bệnh nhân của họ tắm biển như một liệu pháp y học.
Những lợi ích tuyệt vời
Nước biển chữa bệnh tai mũi họng. Đây là hình thức chữa trị đơn giản và tự nhiên nhất, nhờ vào những đặc tính quý giá có trong nước biển. Không ai có thể ngờ rằng, chỉ trong một giọt nước biển có chứa đến hơn 80 ngàn vi sinh vật. Nhà sinh vật học René Quinton (1866 - 1925) đã khám phá trong nước biển có chứa một hợp chất gần giống với huyết tương. Từ đó, người ta đã nghĩ đến việc tận dụng nguồn nước biển để điều trị bệnh. Trước tiên, lọc để loại bỏ tạp chất nhưng vẫn giữ được các dưỡng chất quý giá của nước biển. Sau đó, để giúp cơ thể hấp thu nước biển một cách trọn vẹn, người ta bổ sung độ mặn tương đương độ mặn của nước biển để chữa bệnh theo hình thức biển trị liệu.
Hiện nay, biển trị liệu được sử dụng dưới hình thức uống hoặc xịt với tác dụng cung cấp thành phần khoáng chất và sinh tố chất nhằm củng cố việc bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Đây còn là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong chữa trị các bệnh về tai mũi họng.
Muối biển ngừa bệnh hô hấp.Trong muối biển có chứa vô số nguyên tố vi chất và muối khoáng tốt cho sức khỏe. Sự bay hơi của nước biển giúp giảm co thắt và tăng trương lực của trung tâm hô hấp, có tác dụng chữa bệnh hen suyễn.
Muối biển còn giúp khỏe xương và phòng bệnh loãng xương.Chất kiềm hóa của muối biển giúp cân bằng độ pH của não và thận.
Không khí biển làm tinh thần phấn chấn. Đắm mình trong bầu không khí tươi mát của biển giúp cải thiện hệ miễn nhiễm và ngủ ngon giấc.
Nghiên cứu còn cho biết, nếu sống cách vùng biển 5km sẽ có sức khỏe tốt hơn so với khi sống cách xa 50km. Nếu chọn nơi nghỉ ngơi gần biển, hãy mở cửa sổ vào ban đêm để đón gió vì gió biển có tác dụng làm khỏe người, đặc biệt còn giảm bớt độ mẫn cảm cho trẻ nhỏ.
Tắm biển cải thiện quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu. Nó còn là cách tập luyện vừa tiết kiệm lại không mất nhiều thời gian. Tuy nước biển giúp làm lành vết thương, trẻ hóa và làm mờ nếp nhăn trên da, nhưng tránh ngâm mình trong nước quá 40 phút/ngày và đừng quên tắm nước ngọt để tránh bị kích ứng da.
Cát biển củng cố sức khỏe của xương. Hơi nóng của cát biển có tác dụng chữa bệnh khớp mạn tính và chứng còi xương ở trẻ nhỏ. Để chữa bệnh, tốt nhất là tắm biển từ sáng sớm đến khoảng 10 giờ, khi nhiệt độ cát từ 30 - 400C để phủ một phần cát trên cơ thể, có tác động đến hệ thần kinh và tim mạch. Mỗi lần chỉ nên đắp cát từ 15 - 30 phút. Để massage cho lòng bàn chân, có thể dạo chơi chân trần trên bờ biển.
Liệu pháp tắm biển
Sóng biển có tác dụng như massage nhẹ, cung cấp thêm oxy cho cơ thể, cải thiện hoạt động của mạch máu, giảm huyết áp. Vì vậy, tắm biển ở mức vừa phải là điều các bác sĩ chuyên khoa tim thường chỉ định cho bệnh nhân của mình.
Nước biển có tác dụng tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể. Ngoài ra, nước biển còn giúp cải thiện lưu thông máu, làm tăng số lượng hồng cầu và ổn định nhịp tim, do đó các bác sĩ lão khoa thường “kê toa” tắm biển đối với bệnh nhân lớn tuổi.
Trong lòng biển chứa rất nhiều các ion âm, hàm lượng ion âm trong biển nhiều hơn so với trên đất liền rất nhiều. Những ion âm này có thể thúc đẩy sự bài tiết của cơ thể đặc biệt là quá trình phân giải và tổng hợp Protein. Vì vậy có thể thấy những ion âm này có tác dụng giải tỏa sự mệt mỏi cho cơ thể, đồng thời chúng còn kích thích sự hoạt động của mạch máu. Quan trọng hơn cả đó là, các ion âm có tác dụng tăng cường các chức năng của trí não, đảm bảo tinh thần trọng trạng thái ổn định và chất lượng giấc ngủ tốt. Nước biển mặn cung cấp cho cơ thể những ion âm có tác dụng trung hòa sự dư thừa các chất độc hại mà cư dân đô thị tích lũy trong các “rừng bê tông” của thành phố. Nhờ đó, các nhà thần kinh học điều biết đến công dụng chống stress của nước biển.
Nước biển mang đến cho chúng ta rất nhiều hữu ích, ổn định sự trao đổi chất và tác dụng tích cực trên hệ thống nội tiết và các vùng dưới hồi. I-ốt có nhiều trong nước biển kích thích não hoạt động, cải thiện trí nhớ, cải thiện hiệu suất của tuyến giáp. Với những người có bệnh tai mũi họng mãn tính và cảm lạnh thường xuyên, các bác sĩ luôn khuyên đi nghĩ ở biển.
Súc miệng và rửa mũi bằng nước biển nóng đến 370C là rất tốt, theo các nha sĩ. Trong nước biển có nhiều dược chất hơn trong cả kem đánh răng tốt nhất, oxy trong nước biển có thể cho bạn nụ cười ngời sáng với hàm răng trắng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, trước khi súc miệng bằng nước biển hãy chắc chắn là nước sạch sẽ.
Hậu quả của chấn thương và bệnh thấp khớp cũng được điều trị hiệu quả hơn khi kết hợp với tắm biển. Nước biển làm sạch da, giúp chữa bệnh eczema và bệnh vẩy nến.Trong thành phần của nước biển có iốt, canxi, kali, silic, natri, magie, mangan, photpho, sắt, niken, đồng, asen, oxy, nitơ, hêli và nhiều chất có lợi khác. Những chất này được chúng ta hấp thụ thông qua các lỗ chân lông và mao mạch.
Theo các chuyên gia, các chất dinh dưỡng từ nước biển được da hấp thụ tối đa khi nước nóng tới 370C, nhưng việc tắm biển bình thường ở nhiệt độ 20 - 250C cũng có hiệu quả tốt. Khi hấp thụ được nhiều muối và khoáng chất, làn da trở nên dẻo dai và đàn hồi. Nước biển đặc biệt hữu ích cho những làn da có vấn đề: nó rửa trôi vi khuẩn trên bề mặt da, loại bỏ chất béo dư thừa, làm tróc lớp sừng.
Nồng độ cao các chất hữu ích trong nước biển giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Sóng biển có tác dụng massage cơ thể, và nếu kết hợp tắm biển với các môn thể thao trên mặt nước thì bạn sẽ có cơ thể khỏe mạnh, gọn gàng. Ngoài ra, iốt có nhiều trong các sinh vật nhỏ ở biển giúp đốt cháy chất béo tại các phần cơ thể có mỡ dư thừa.
Thường xuyên tắm ở biển có thể thay thế việc nuôi dưỡng móng tay bằng dưỡng chất và làm mặt nạ cho tóc. Sau kỳ nghỉ ở biển, móng tay của bạn sẽ trở nên hoàn hảo, tóc sẽ dày và đẹp hơn (tất nhiên, với điều kiện bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời),
Những lưu ý khi đi tắm biển
Tắm gội nước biển toàn thân: đây là phương pháp ngâm toàn bộ cơ thể trong nước biển. Để cơ thể bơi trong nước biển, như vậy toàn cơ thể sẽ tiếp xúc được với nước biển phương pháp này phù hợp với những người có sức khỏe tốt.
Tắm gội nửa người trong nước biển: chúng ta chỉ ngâm một nửa người (từ phần lưng trở xuống) trong nước biển. Phương pháp này thích hợp với những người có sức khỏe yếu.
Một kỳ nghỉ ở biển sẽ giúp bạn trẻ đẹp và khỏe hơn. Tuy nhiên bạn cần thực hiện một số quy tắc sau đây:
- Trước khi xuống nước, nên dành 10 phút trong bóng râm để tránh sự thay đôi đột ngột về nhiệt độ giữa không khí và nước.
- Khi đến nơi nghỉ mát, những ngày đầu nên tắm mỗi ngày chỉ một lần. Những ngày sau có thể tăng lên 2 - 3 lần mỗi ngày với khoảng cách giữa 2 lần tắm ít nhất nữa giờ.
- Không nên ở dưới nước nếu thấy lạnh. Giảm thân nhiệt có thể gây cảm lạnh, viêm phế quản, viêm bàng quang và làm nghiêm trọng thêm các bệnh mãn tính. Nếu vẫn còn thấy lạnh, ngay lập tức lên bờ và lấy khăn chà lạnh cho ấm người.
- Không nên bơi sau khi ăn - điều này không tốt cho tiêu hóa và cũng không nên bơi khi bụng đói sẽ làm chóng mệt và tim đập nhanh.
- Khi từ biển lên, không nên tắm nước ngọt ngay để da có thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Nếu bạn được chỉ định không tắm biển vì lý do sức khỏe, thì chỉ nên dội nước biển lên người hoặc ngâm chân bằng nước biển.
Đối với những người dị ứng với nước biển: một số ít người bị dị ứng đối với nước biển thì không nên tắm biển. Muốn biết mình có bị dị ứng với nước biển không, trước tiên làm một thí nghiệm trước. Ngâm chân của mình xuống biển một lúc rồi quan sát: nếu như sắc mặt tái đi, toàn thân mệt mỏi, da nổi mần đỏ,… điều đó chứng tỏ bạn bị dị ứng với nước biển và không nên tắm biển.
Không nên tắm biển quá lâu: lúc mới đầu tắm biển thì chỉ nên tắm khoảng 15 - 20 phút là đủ, rồi dần dần có thể kéo dài lâu hơn. Những người có sức khỏe tốt có thể tắm biển lâu hơn một chút nhưng không được vựơt quá 1 tiếng.
Không nên tắm biển quá nhiều lần: thông thường mỗi ngày chỉ nên tắm biển 1 lần hoặc 2 ngày một lần.
Tắm biển mang lại nhiều lợi ích hơn những gì chúng ta từng biết. Tuy nhiên, cần lưu ý vài điều như trên để có được những lợi ích từ biển và tránh được các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Nước biển giúp nhịp thở sâu hơn nên cơ thể hấp thụ nhiều oxy hơn. Trong khi tắm biển, sức nóng của ánh nắng và độ mát của nước biển tác động lên làn da, kích thích hệ thần kinh và các bộ phận khác trong cơ thể. Muối biển ngấm qua da tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Những đợt sóng biển chà xát lên người giúp cơ thêm săn chắc, giúp giảm bớt lượng mỡ thừa tích tụ dưới da...
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ