Hệ lụy từ tái sử dụng kính áp tròng
Việc tái sử dụng kính áp tròng có thể gây viêm giác mạc do Acanthamoeba - một sinh vật cực nhỏ, thường được tìm thấy trong nước, đất và không khí. Khi Acanthamoeba lây nhiễm vào giác mạc của mắt có thể gây viêm giác mạc do Acanthamoeba.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học College London và Bệnh viện mắt Moorfields (Anh), đã khảo sát hơn 200 bệnh nhân, trong đó có 83 người bị viêm giác mạc do Acanthamoeba và 122 bệnh nhân mắc các bệnh về mắt khác.
Kết quả cho thấy, những bệnh nhân đeo kính áp tròng mềm có thể tái sử dụng (thay mỗi tháng/lần) có nguy cơ phát triển viêm giác mạc do Acanthamoeba cao hơn khoảng 4 lần so với những người đeo kính áp tròng dùng một lần/ngày.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng viêm giác mạc do Acanthamoeba là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng giống như các bệnh nhiễm trùng mắt khác.
Tái sử dụng kính áp tròng có thể gây viêm giác mạc do Acanthamoeba.
Một số nguyên nhân làm tăng khả năng mắc viêm giác mạc do Acanthamoeba:
- Tắm hoặc bơi lội khi vẫn đeo kính áp tròng.
- Đeo kính áp tròng qua đêm.
- Đeo kính áp tròng bằng tay ướt, rửa mặt khi chưa tháo kính áp tròng…
- Tái sử dụng kính (bao gồm việc bảo quản trong nước/dung dịch qua đêm).
- Vệ sinh kém.
- Hộp đựng kính áp tròng dành cho các thấu kính có thể tái sử dụng cũng có thể gây thêm rủi ro mắc bệnh.
Mối nguy khi mắc viêm giác mạc do Acanthamoeba
Bệnh nhân bị viêm giác mạc do Acanthamoeba thường gặp: Đau mắt, đỏ mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, cộm trong mắt, chảy nước mắt quá nhiều… Các triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng.
Các chuyên gia cảnh báo, cần phát hiện mắc viêm giác mạc do Acanthamoeba sớm để điều trị đạt hiệu quả hơn. Việc phát hiện quá muộn thì có thể hỏng giác mạc và phải ghép giác mạc. Viêm giác mạc do Acanthamoeba Nếu không được điều trị có thể dẫn đến mất thị lực, thậm chí mù lòa.
Có thể ngăn ngừa viêm giác mạc do Acanthamoeba?
Các chuyên gia cho hay, 30%-62% trường hợp mắc viêm giác mạc do Acanthamoeba có thể được chữa khỏi nếu chuyển từ kính áp tròng tái sử dụng sang kính áp tròng dùng một lần/ngày.
Để giảm nguy cơ bị viêm giác mạc do Acanthamoeba, các chuyên gia khuyên:
- Kiểm tra mắt thường xuyên tại các cơ sở y tế tin cậy.
- Đeo và thay kính áp tròng theo đúng quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tháo kính áp tròng trước khi tắm vòi sen, bơi lội, rửa mặt…
- Rửa kỹ và lau khô tay trước khi lắp hoặc tháo kính áp tròng.
- Luôn làm sạch và bảo quản ống kính bằng dung dịch mới.
- Chọn một dung dịch đa năng để làm sạch, rửa, khử trùng và bảo quản kính áp tròng, không sử dụng nước muối hoặc thuốc nhỏ lại để làm sạch.
- Vệ sinh và bảo quản hộp đựng kính áp tròng đúng cách khi không sử dụng.
- Thay hộp kính áp tròng 3 tháng/lần.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Tự ý sử dụng thuốc điều trị béo phì có hại không?