Tái sử dụng các thuốc cũ trong điều trị SARS-CoV-2

26-08-2021 16:07 | Thông tin dược học
google news

Kể từ khi đại dịch bùng phát, các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn luôn tìm kiếm các phương pháp điều trị COVID-19 hiệu quả.

WHO thử nghiệm lâm sàng 3 ứng viên thuốc điều trị COVID-19 mớiWHO thử nghiệm lâm sàng 3 ứng viên thuốc điều trị COVID-19 mới

SKĐS - Thử nghiệm lâm sàng Solidarity của WHO bước vào giai đoạn mới với 3 ứng viên thuốc điều trị COVID-19 mới.

Trong khi vaccine phòng COVID-19 được xem là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, nhưng vẫn còn thiếu các liệu pháp điều trị hiệu quả cho những người đã nhiễm bệnh. 

Một nghiên cứu từ Đại học Michigan cho thấy một số thuốc hiện đang dùng với các mục đích khác nhau, bao gồm cả thực phẩm chức năng, được chứng minh là có khả năng ngăn chặn hoặc giảm sự lây nhiễm SARS-CoV-2 trong tế bào.

photo-1629808452846

Tái sử dụng các thuốc điều trị hiện có mang lại nhiều lợi ích trong thực hành lâm sàng, giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu thuốc.

Cuối cùng, các nhà khoa học đã sàng lọc, lựa chọn ra 17 ứng viên tiềm năng. Có 10 thuốc trong số đó mới được công nhận, 7 thuốc còn lại đã được xác định trong các nghiên cứu tái sử dụng thuốc trước đây, bao gồm remdesivir - một trong số ít những liệu pháp điều trị COVID-19 được FDA chấp thuận cho các bệnh nhân nhập viện.

Theo PGS.TS.Jonathan Sexton từ Đại học Michigan, đồng tác giả của nghiên cứu: Thông thường, quá trình phát triển một loại thuốc mới mất khoảng 1 thập kỷ. 

Chúng ta không có nhiều thời gian đến vậy trong cuộc chiến chống lại COVID-19. Tin vui là các liệu pháp hiện đang nghiên cứu cho thấy tính an toàn cao thông qua những thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đã được thiết lập.

Trong 17 hợp chất, có 9 chất cho thấy hoạt tính chống virus ở liều lượng hợp lý, bao gồm lactoferrin - một loại protein được tìm thấy trong sữa mẹ và được bán không cần kê đơn như một loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ sữa bò.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng lactoferrin có hiệu quả đáng kể trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng hơn bất kỳ hợp chất nào khác quan sát được. Đồng thời, các dữ liệu ban đầu cũng cho thấy hiệu quả này còn có thể mở rộng trên các biến thể mới của SARS-CoV-2, bao gồm cả biến thể Delta.

photo-1629808455801

Thông thường, quá trình phát triển một loại thuốc mới mất khoảng 1 thập kỷ.

Nhóm nghiên cứu sẽ sớm khởi động các thử nghiệm lâm sàng trên lactoferrin để kiểm tra khả năng giảm tải lượng virus và tình trạng viêm ở những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng tình cờ xác định các chất ức chế MEK (có tác dụng ức chế enzym kinase hoạt hóa bằng mitogen MEK1 và/hoặc MEK2), thường được kê đơn trong điều trị ung thư, có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm SARS-CoV2. Phát hiện này giúp làm sáng tỏ cách thức virus lây lan giữa các tế bào.

PGS.Sexton cho biết: "Những người từng tham gia hóa trị liệu có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn do khả năng đáp ứng miễn dịch bị suy giảm. Chính vì vậy, chúng tôi cần điều tra xem một vài loại thuốc cụ thể có làm trầm trọng thêm tiến triển của bệnh hay không".

Việc tái sử dụng các thuốc điều trị hiện có mang lại nhiều lợi ích trong thực hành lâm sàng, giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu thuốc, làm giảm gánh nặng về quản lý, theo dõi hồ sơ an toàn sử dụng thuốc cũng như tiết kiệm đáng kể chi phí y tế.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế hướng dẫn tự test nhanh COVID-19 để loại nhanh F0 ra khỏi cộng đồng


DS. Phạm Quỳnh Như
Ý kiến của bạn