Hà Nội

Tại sao vẫn cần đeo khẩu trang khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B?

16-11-2023 15:31 |
google news

SKĐS - Bệnh COVID-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Hiện nay nhiều người vẫn băn khoăn về việc dịch bệnh COVID-19 đã lui, việc phòng ngừa căn bệnh này bằng đeo khẩu trang liệu có cần thiết?

Ngày 20/10/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5564/QĐ-BYT về việc điều chỉnh phân loại nguy cơ của bệnh COVID-19. Theo đó, COVID-19 được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Đây là một bước chuyển quan trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam, thể hiện sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Việc chuyển COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B có những thay đổi về quản lý, điều trị và giám sát bệnh. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang vẫn là một trong những biện pháp quan trọng để phòng, chống COVID-19 và các bệnh đường hô hấp khác.

Tại sao vẫn cần đeo khẩu trang khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B?

- Ảnh 1.

Đeo khẩu trang đúng cách không chỉ phòng dịch bệnh COVID-19 mà còn bảo vệ khỏi những bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc đeo khẩu trang trong tình hình hiện nay là khuyến khích để phòng các bệnh đường hô hấp khác chứ không riêng gì COVID-19, đặc biệt nơi tập trung đông người, trên phương tiện công cộng.

Những trường hợp cần đeo khẩu trang khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B

Mặc dù COVID-19 có mức độ nguy cơ thấp hơn so với khi là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhưng vẫn có thể gây bệnh nặng, tử vong ở một số người, đặc biệt là người cao tuổi, người có bệnh nền. Ngoài ra, COVID-19 cũng có thể lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, gây ra các bệnh đường hô hấp khác như cúm, viêm phổi ...

Việc đeo khẩu trang giúp ngăn chặn sự lây lan của các virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả COVID-19. Khẩu trang có thể giúp ngăn chặn các giọt bắn chứa virus, vi khuẩn từ người bệnh phát tán ra môi trường xung quanh.

GS.TS Phan Trọng Lân cho hay: "Đối với những người bị COVID-19, chúng tôi khuyến cáo người bệnh đeo khẩu trang trong thời gian 10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh. Ngoài ra những người đi chăm sóc người mắc COVID-19 cũng nên đeo khẩu trang... "

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mọi người nên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, nơi tập trung đông người, trên phương tiện giao thông công cộng,...

Ngoài ra, những người có các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi,... cũng nên đeo khẩu trang để hạn chế lây lan bệnh cho người khác.

Theo Quý Nhi đồng LHQ, việc đeo khẩu trang tuy đơn giản nhưng vẫn còn nhiều người hay mắc sai lầm khi đeo khẩu trang phòng bệnh.

Tại sao vẫn cần đeo khẩu trang khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B?

- Ảnh 3.

Những sai lầm thường gặp khi đeo khẩu trang.

Một số những sai lầm thường gặp khi đeo khẩu trang:

  • Kéo khẩu trang dưới mũi.
  • Đeo khẩu trang để lộ cằm
  • Kéo khẩu trang xuống dưới cằm.
  • Chạm vào khẩu trang khi đeo
  • Đeo khẩu trang quá rộng.
  • Đeo khẩu trang bẩn, hư hỏng hoặc bị ướt.

Dưới đây là hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách:

Để khẩu trang phát huy hiệu quả phòng bệnh, cần đeo khẩu trang đúng cách. Đeo khẩu trang không chỉ phòng chống bệnh COVID-19 mà còn phòng nhiều bệnh lây truyền qua đường hô hấp thông thường khác. 

Tại sao vẫn cần đeo khẩu trang khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B?

- Ảnh 4.

Cách đeo khẩu trang đúng và sai cách.

Cần lưu ý thực hiện những điều sau:

-Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay trước khi đeo khẩu trang.

-Kéo khẩu trang lên phủ kín mũi và miệng, để chừa một khoảng cách nhỏ giữa mũi và khẩu trang.

-Dùng hai tay kéo dây đeo khẩu trang sao cho khẩu trang ôm khít vào mặt.

-Không chạm tay vào mặt trong khi đeo khẩu trang.

-Thay khẩu trang sau 4-6 giờ sử dụng hoặc khi khẩu trang bị ướt, bẩn.

Như vậy, việc đeo khẩu trang là một biện pháp quan trọng để phòng, chống COVID-19 và các bệnh đường hô hấp khác. Ngay cả khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B, mọi người vẫn nên đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, nơi tập trung đông người, trên phương tiện giao thông công cộng,... để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

COVID-19 sang nhóm B: Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh này thế nào?COVID-19 sang nhóm B: Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh này thế nào?

SKĐS - Khi COVID-19 là bệnh nhóm B, việc giám sát COVID-19 sẽ lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, đồng thời, lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên...


Trần Hải
Ý kiến của bạn