Hà Nội

Tại sao tỷ lệ người bị rối loạn cương dương ở nam giới tuổi 35+ tăng cao?

08-07-2021 20:00 | Giới tính
google news

SKĐS - Có câu nói ví von rằng, đàn ông phong độ như cánh buồm căng gió. Phong độ ở phái mạnh được thể hiện ở 3 yếu tố, đó là sức khỏe thể chất, tinh thần và chuyện gối chăn.

Nếu thời trai trẻ, cánh mày râu có thể tự tin về một thể cường tráng, tinh thần thoải mái và đời sống sinh lý viên mãn thì khi bước qua “đầu ba”, đặc biệt là từ ngưỡng 35 trở lên sẽ dần cảm nhận sự xuống dốc, không còn sung mãn như trước bởi gặp phải tình trạng rối loạn cương dương (Erectile dysfunction - ED).

Đây là thuật ngữ y khoa dùng thay thế cho các khái niệm trước đây như liệt dương, bất lực, yếu sinh lý, thiểu năng tình dục của nam giới. Rối loạn cương biểu hiện dưới nhiều hình thức như có ham muốn tình dục nhưng dương vật cương không đủ cứng để giao hợp; cương không đúng lúc, khi không giao hợp thì cương nhưng lúc “lâm trận” thì không; dương vật cương không cứng hoặc không đủ lâu để “giao hợp” không trọn vẹn.

Những lý do khiến rối loạn cương dương "hỏi thăm" người trẻ tuổi

Theo ThS.BS Nguyễn Thế Lương - Phó Giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội, tần suất bị rối loạn cương tăng dần theo tuổi. Từ 40 tuổi trở lên, tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương khoảng 40% và tăng cao khoảng 60% khi nam giới dần bước sang giai đoạn lão niên. Song ngày nay, tình trạng này ngày càng trẻ hóa, có thể gặp ở nam giới độ tuổi 30, nhất là giai đoạn trên 35 tuổi.

Theo các nghiên cứu ở châu Âu, bên cạnh các nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cương dương là do các bệnh lý về mạch máu (bệnh tim mạch, huyết áp cao hoặc tăng cholesterol trong máu, xơ gan, suy thận,…) chiếm 54%, đái tháo đường (21%), chấn thương cột sống (8%), rối loạn hormone (6%)... thì chính những áp lực xã hội và tác động từ môi trường sống khiến tỷ lệ người trẻ mắc căn bệnh này càng nhiều.

Thường xuyên căng thẳng cùng với thói quen sống không lành mạnh như rượu bia, thuốc lá khiến nam giới vừa qua tuổi 35 đã mắc phải tình trạng rối loạn cương dương (Ảnh minh họa)

Trong đó nổi bật là những thói quen sinh hoạt không lành mạnh, stress, bị kích thích từ sách báo, phim ảnh khiêu dâm. Đặc biệt, thói quen hút thuốc, uống quá nhiều rượu bia, ăn thiếu chất và lười vận động cũng góp phần lớn trong việc gây ra chứng rối loạn cương dương. Việc thường xuyên sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn sẽ làm ức chế trung khu thần kinh khiến cho ham muốn tình dục suy giảm, gây rối loạn khả năng tình dục ở nam giới.

Một nguyên nhân thường gặp nữa gây chứng rối loạn cương ở người trẻ tuổi là tâm trạng lo lắng, căng thẳng liên tục do công việc, đời sống tình cảm, gia đình…Nghiên cứu về những người đàn ông bị rối loạn cương dương nói chung và nghiên cứu về những người đàn ông trẻ tuổi bị rối loạn cương dương nói riêng, thì về các yếu tố sức khỏe và thể chất đóng vai trò then chốt trong vấn đề rối loạn cương dương” - BS Nguyễn Thế Lương cho biết.

Những áp lực đó sẽ tác động không tốt lên hệ thống thần kinh giao cảm, làm tăng tiết adrenalin gây co mạch - đây là một nguyên nhân làm cản trở máu dẫn đến các thể hang, gây ảnh hưởng đến vấn đề cương dương và ảnh hưởng tới chuyện yêu của bạn.

Rối loạn cương dương, lỡ bị thì cũng đừng rối

Mất phong độ vì rối loạn cương dương không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm người đàn ông “đánh rơi” tự tin. Đa phần họ sẽ ngại ngùng trước người phụ nữ vì việc “giao hợp” không được trọn vẹn.

Song, chúng ta cần biết rằng, trong tam thập lục kế, tẩu vi không phải lúc nào cũng là thượng sách. Vì càng kéo dài, tình trạng càng trầm trọng, thay vào đó nếu có những dấu hiệu bất thường khi quan hệ tình dục như đã mô tả ở trên, hãy cởi mở tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định các xét nghiệm cần thiết, từ đó có hướng điều trị đúng đắn.

Thay vì chấp nhận “sống chung với lũ”, các quý ông nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và có chỉ định điều trị, giúp nhanh chóng lấy lại bản lĩnh (Ảnh minh họa)

Theo ThS.BS Nguyễn Thế Lương, để chẩn đoán, ngoài việc dựa vào triệu chứng cũng như thói quen sinh hoạt, tâm lý, bệnh lý kèm theo (nếu có)… bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu (nội tiết tố testosterone, prolactin, FSH, LH, Estradiol), xét nghiệm chức năng gan thận, đường máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm doppler để đánh giá lưu lượng máu ở dương vật, phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh dục. Ngoài ra, còn có khám phản xạ hành hang, test tiêm thuốc vào thể hang…

Rối loạn cương dương cần phải bắt bệnh đúng, chữa tận gốc, có nghĩa là phải điều trị theo nguyên nhân, chẳng hạn như điều chỉnh testosterone nếu có suy sinh dục, điều chỉnh các rối loạn nội tiết, phẫu thuật dị tật dương vật, phẫu thuật mạch máu… Bên cạnh đó phải kết hợp chặt chẽ trị liệu tâm lý, không những cho người bệnh mà còn cho cả vợ, bạn gái để giúp người nam vượt qua khủng hoảng tâm lý” - ThS.BS Nguyễn Thế Lương chia sẻ.

Từ xa xưa, Đông y đã có vai trò quan trọng giúp các quý ông cải thiện rối loạn cương dương, lấy lại bản lĩnh (Ảnh minh họa)

Không chỉ y học hiện đại mà khi tiếp cận từ khía cạnh Đông y cũng có nhiều vị thuốc đông dược, nam dược được sử dụng hiệu quả để xử lý rối loạn cương dương từ nhiều thế kỷ trước, chẳng hạn như bạch tật lê, dâm dương hoắc, đinh lăng, cát căn…

Trong Đông y chia rối loạn cương dương thành các thể khác nhau căn cứ và biểu hiện lâm sàng và căn nguyên. Ở mỗi thể bệnh sẽ có những tính chất, đặc điểm riêng biệt, căn cứ vào đó sẽ áp dụng những bài thuốc chữa trị khác nhau. Do đó, việc xử lý rối loạn cương dương bằng các bài thuốc Đông y không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng mà còn tác động đến căn nguyên khởi phát, đồng thời tăng cường sức khỏe, thể trạng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cường Vương hỗ trợ bổ thận, tráng dương


 
Với các thành phần từ cao khô bạch tật lê, cao khô dâm dương hoắc, cao khô đinh lăng, cao khô cát căn - Cường Vương hỗ trợ tăng cường sinh lực cho phái mạnh, từ đó hỗ trợ cải thiện các vấn đề sinh lý suy giảm, mãn dục sớm, đau lưng, mỏi gối, suy nhược cơ thể do thận kém. 

Chú ý: Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

Số GPQC: 1661/2021/XNQC-ATTP 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

PV


pv
Ý kiến của bạn