1. Dễ nhầm lẫn khi bị ho
Khi bị ho liên tục nhiều ngày, chúng ta thường nghĩ là do các bệnh đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc đau họng. Tuy nhiên, nếu ho kèm theo các biểu hiện khác như ợ hơi, ợ chua, nóng dạ dày thì đó là biểu hiện trào ngược dạ dày.
Có khoảng 25% số người bị trào ngược dạ dày gặp phải triệu chứng ho dai dẳng. Người bệnh sẽ cảm nhận được cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực và phía sau xương ức. Những biểu hiện này xuất hiện từ vùng thượng vị sau đó lan từ từ lên cổ.
Khi khám họng, vùng họng sẽ cho thấy những vết đỏ và xung huyết. Cơn ho sẽ kéo dài và với tần suất ngày một nhiều hơn sau khi ăn xong hoặc vào ban đêm. Người bệnh nếu không có phương pháp xử lý trào ngược dạ dày kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng ho mạn tính rất khó đẩy lùi và gặp phải nhiều biến chứng.
Do đó, khi bị ho liên tục nhiều ngày và không tìm được những nguyên nhân hợp lý nào khác gây ho, hãy nhớ ngay tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ảnh minh hoạ
2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho
● Viêm loét dạ dày - tá tràng: Viêm loét khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và hoạt động kém hiệu quả. Thức ăn bị tiêu hóa chậm sinh hơi, khí trong dạ dày, khiến dạ dày tiết nhiều acid, kích thích tính trào ngược.
● Căng thẳng, stress: Khi thần kinh bị căng thẳng, lo âu sẽ tiết ra cortisol. Cortisol làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, trương lực co bóp đẩy mạnh kích thích dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.
● Béo phì: Trọng lượng cơ thể tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới giãn nở, tạo điều kiện cho trào ngược acid dạ dày xảy ra.
● Ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhanh, ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn xong,... có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và dẫn tới trào ngược dạ dày.
● Do bẩm sinh: Chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, người bệnh bị sa dạ dày, người bị thoát vị cơ hoành...
Trào ngược dạ dày gây ho dựa vào 2 cơ chế là thần kinh cơ và loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp:
● Cơ chế thần kinh cơ: Axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản có thể tràn sang phổi. Khi đó, cơ chế phản xạ nằm ở đường hô hấp dưới được kích thích. Nó sẽ khiến cơ thể ho để ngăn axit dạ dày đi vào phổi.
● Cơ chế loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp: Trào ngược dạ dày khiến cơ thắt thực quản dưới hoạt động yếu. Khi cơ quan này đóng mở không như bình thường có thể khiến cho axit dạ dày trào lên thực quản. Axit từ thực quản có thể nhỏ vào mạng lưới đường thở nằm bên trong phổi. Tuy nhiên, cơ thể sẽ loại bỏ mọi chất kích thích có tại đường thở bằng cách ho để đẩy dị vật ra ngoài.
Ảnh minh hoạ
3. Phải làm gì khi bị ho do trào ngược dạ dày
● Thay đổi thói quen sinh hoạt, làm việc:
- Ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ giấc, đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều, không vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Tránh stress: Cân đối công việc và cuộc sống để giảm căng thẳng và mệt mỏi, tăng thời gian cho hoạt động thư giãn cơ thể và đầu óc.
- Tập luyện thể dục thường xuyên để tránh béo phì, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Không mặc đồ quá chật: Mặc đồ thoải mái, tránh gây áp lực cho vùng bụng.
● Chế độ ăn uống hợp lý: Người bị ho do trào ngược dạ dày cần lưu ý về loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày bao gồm:
- Gừng: Tác dụng kháng viêm, tăng cường hoạt động tiêu hóa. Ăn gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn và ho do trào ngược dạ dày.
- Bạc hà: Có tác dụng làm dịu dạ dày, kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột.
- Trà hoa cúc: Làm dịu thần kinh và dạ dày.
- Sữa chua: Chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Đu đủ chín: Chứa chất giúp tiêu hóa các thức ăn khó tiêu, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
- Rau xanh: Các loại rau như rau chân vịt, rau mồng tơi, rau muống,... dễ tiêu hóa, chống táo bón và giúp bảo vệ dạ dày.
- Chuối: Có tác dụng cân bằng nước trong dạ dày, ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày xảy ra do stress.
Người bị trào ngược dạ dày gây ho nên tránh ăn những thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm chua: dưa cà muối, giấm, xoài xanh, chanh,... làm tăng lượng axit trong dạ dày khiến dạ dày bị kích ứng.
- Các loại đậu như đậu trắng, đậu nành, đậu đỏ chứa lượng chất xơ cao gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt gây kích ứng niêm mạc dạ dày làm dạ dày bị tổn thương.
- Thực phẩm cứng, khó tiêu hóa như rau củ già, xương, sụn,... gây ra khó tiêu, làm niêm mạc dạ dày bị trầy xước.
Nhiều người mắc trào ngược dạ dày đã điều trị bằng thuốc nhưng vẫn bị tái phát, do thuốc chỉ giúp làm giảm nhanh triệu chứng bệnh chứ không chữa trào ngược dạ dày từ gốc.
Thay vào đó, hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên lành tính là giải pháp an toàn và có hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ.
Là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển dựa trên cơ chế giải quyết tận gốc nguyên nhân gây trào ngược, Gastosic hiện đang được nhiều người tin dùng. Gastosic là sự kết hợp của 3 nhóm thảo dược quý là: - Nhóm dược liệu giúp chống nôn, ổn định tiêu hóa và tăng nhu động ruột, giảm tiết acid dịch vị: Gừng, Ngô thù du, Bán hạ bắc, Hậu phác. - Nhóm thảo dược chống viêm, ức chế HP và làm vết loét nhanh lành, ngăn ngừa các biến chứng: Nano Curcumin (chuyển giao từ Viện Hàn lâm & KHCN Việt Nam), Cam thảo, Hoàng liên, Hậu phác. - Nhóm thảo dược làm dịu thần kinh, giảm stress: Cúc La Mã, Cam thảo, Thương truật. Gastosic có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, buồn nôn, đau bụng,... Gastosic giúp giảm tần suất tái phát trào ngược, hỗ trợ ức chế tiết acid dạ dày, tái tạo và phục hồi niêm mạc thực quản bị tổn thương, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm Xịt họng thảo dược Argelomag đã được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng, là giải pháp chuyên biệt cho viêm họng do trào ngược, tối ưu hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm, sưng, đau họng, viêm họng mạn tính sau khi trào ngược dạ dày được đẩy lùi. Sau 1-3 tháng sử dụng, người bệnh sẽ cảm nhận hiệu quả cải thiện bệnh trào ngược dạ dày và viêm họng mạn tính rõ rệt. Để được tư vấn chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản bởi các chuyên gia uy tín hàng đầu, hãy gọi ngay đến tổng đài 1800 8019. (Hotline: 094 829 9119)
|