Hà Nội

Tại sao tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não và đột quỵ?

12-09-2023 06:35 | Y học 360
google news

SKĐS - Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não. Điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện của đột quỵ.

3 điều lưu ý giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp3 điều lưu ý giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp

SKĐS - ThS.BSCKI Ngô Võ Ngọc Hương - Khoa Tim mạch Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) chia sẻ cách giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp - căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Việc kiểm soát hiệu quả huyết áp là một phần quan trọng giúp giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.

Các sang chấn tâm lý là nguyên nhân có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Tình trạng này dễ gặp ở người làm việc trí óc căng thẳng, mất người thân, thất bại lớn trong sự nghiệp, phá sản, mắc bệnh trọng, người mới về hưu mà không chuẩn bị tâm lý trước… rất dễ bị chấn động tâm lý và nếu có kèm bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não có thể xảy ra.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một thuật ngữ tổng quát để mô tả các vấn đề liên quan đến mạch máu não, bao gồm:

  • Bệnh nhồi máu não (do tắc mạch máu).
  • Chảy máu não (do xuất huyết não).

TBMMN là tình trạng một phần của não bị hỏng đột ngột do mất máu nuôi dưỡng hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não ngừng hoạt động và sau đó chết chỉ trong vài phút. Hậu quả của điều này là các vùng cơ thể được điều khiển bởi phần não đó ngừng hoạt động, dẫn đến yếu liệt, tê liệt, mất cảm giác ở nửa người, khả năng nói chuyện bị ảnh hưởng hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể được cứu sống, nhưng hậu quả nặng nề có thể bao gồm liệt nửa người, nói ngọng, méo miệng, đời sống thực vật, tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và mất khả năng làm việc, làm cho người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyên nhân chính của TBMMN thường liên quan đến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp (người có huyết áp cao (trên 140/90 mmHg) có nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 4 lần so với người có huyết áp bình thường).

Đôi khi, nguyên nhân có thể là do cục máu đông từ nơi khác gây tắc mạch máu não, nhưng điều này thường xảy ra ở những người có rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng hoặc các vấn đề tim mạch khác.

Vì sao tăng huyết áp lại dễ gây tai biến mạch máu não?

Theo BS. Hà Quốc Hùng – Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, BV Lão khoa TW, tăng huyết áp làm tăng áp lực liên tục của dòng máu đối với thành mạch, dẫn đến sự giãn nở của thành mạch và gây tổn thương. Sự tổn thương này ngày càng gia tăng trong các mạch máu não, có thể dẫn đến việc phình mạch nhỏ trong não, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của chảy máu não hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của các cục xơ vữa, gây chắn mạch, cản trở dòng máu cung cấp dưỡng chất cho tế bào não.

Nếu áp lực dòng máu tăng đột ngột có thể gây ra vỡ mạch máu não. Với những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, cộng với tình trạng tăng cường mỡ máu và cholesterol thừa thường xảy ra ở những người có huyết áp cao, dẫn đến việc làm dày thành mạch máu, từ đó cản trở sự lưu thông của dòng máu đến não và cung cấp dinh dưỡng cho tế bào não.

Tình trạng vỡ hoặc tắc nghẽn các mạch máu não đều làm ngừng trệ việc cung cấp máu, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tại não và dẫn đến xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mà người ta gọi là tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân chính của tai biến mạch máu não thường liên quan đến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp (người có huyết áp cao (trên 140/90 mmHg) có nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 4 lần so với người có huyết áp bình thường).

Nguyên nhân chính của tai biến mạch máu não thường liên quan đến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp (người có huyết áp cao (trên 140/90 mmHg) có nguy cơ tai biến mạch máu não cao gấp 4 lần so với người có huyết áp bình thường).

Người bị cao huyết áp cần làm gì để phòng ngừa tai biến mạch máu não?

Để đưa ra những lời khuyên cho người bệnh, BS. Hà Quốc Hùng chia sẻ thêm, những người cao huyết áp nếu không điều trị, theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn thì dễ bị TBMMN và đột quỵ. Vì vậy nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa TBMMN dưới đây:

  • Kiểm soát chỉ số huyết áp: cần kiểm soát huyết áp nhằm đạt trị số huyết áp mục tiêu (dưới 140/90mmHg).
  • Bệnh nhân tăng huyết áp phải dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều, tự ý bỏ thuốc, dẫn đến việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn, huyết áp tăng cao vọt đột ngột sẽ rất nguy hiểm.
  • Nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng /lần.
  • Hãy đến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau: Nhức đầu, chóng mặt (cảm giác quay), có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc (buồn giận thất thường…), rối loạn tâm lý, hiện tượng ruồi bay (nhìn thấy những điểm đen).
  • Thay đổi lối sống bao gồm: Cai thuốc lá, hạn chế rượu bia. Chế độ dinh dưỡng tăng cường bổ sung các viatamin và khoáng chất có trong rau quả,… hạn chế ăn quá nhiều chất béo và các thực phẩm giàu calo.
  • Tăng hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch và TBMMN như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp. Bệnh nhân có thể tập luyện khí công, tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh, thể dục ngoài trời.
  • Khi thời chuyển mùa, thời tiết lạnh… người bệnh, nhất là đối với người cao tuổi không nên đi tiểu ngoài trời lạnh vào ban đêm.
  • Vừa lao động nặng hoặc đi giữa trời nắng về không nên tắm, tránh sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột cũng như không nên bật dậy ngay ra khỏi giường khi mới tỉnh giấc.

Xem thêm video được quan tâm:

Tập Thể Dục Buổi Chiều Có Thể Giảm Nguy Cơ Bệnh Tim | SKDS


Hải Nguyên
Ý kiến của bạn