Các tế bào miễn dịch này liên quan đến các triệu chứng hen, như viêm và sản sinh chất nhầy trong phổi, làm cho đường thở hẹp khi lên cơn hen.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy bé trai dậy thì có tỷ lệ hen cao gấp 1,5 lần so với bé gái. Xu hướng này ngược lại sau tuổi dậy thì, khi đó phụ nữ có nguy cơ bị hen cao gấp đôi so với nam giới. Xu hướng này tiếp tục cho đến khi phụ nữ bị mãn kinh và sau đó tỷ lệ hen ở phụ nữ bắt đầu giảm.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các tế bào phổi gọi là tế bào bạch huyết bẩm sinh nhóm 2, hoặc các tế bào ILC2 - làm cho cytokine, các protein gây viêm và sản sinh chất nhầy trong phổi, khiến khó thở hơn. Các nhà nghiên cứu thu thập máu từ những người bị và không bị hen và phát hiện ra rằng những người bị hen có nhiều tế bào ILC2 hơn những người không bị. Phụ nữ mắc bệnh hen có nhiều tế bào ILC2 hơn nam giới.
Ngoài ra, khi các nhà nghiên cứu bổ sung testosterone vào tế bào ILC2, họ phát hiện ra rằng hormon nam tính này ngăn ngừa các tế bào phát triển và làm giảm sự sản sinh các cytokine. Tuy nhiên, "hormon giới tính không phải là cơ chế duy nhất mà là một trong nhiều cơ chế có thể điều chỉnh chứng viêm đường hô hấp".