1. Không muốn quan hệ tình dục sau khi sinh con có bình thường không?
Giảm ham muốn tình dục sau khi sinh là điều bình thường. Cảm giác này có thể kéo dài hàng tháng.
Trong một nghiên cứu về phụ nữ sau sinh, 20% có ít hoặc không có ham muốn tình dục ba tháng sau khi sinh và 21% khác hoàn toàn mất ham muốn hoặc chán ghét hoạt động tình dục.
Một số yếu tố góp phần không muốn "chuyện ấy" sau sinh:
1.1 Chăm sóc trẻ
Đây là yếu tố đầu tiên, ham muốn tình dục phải cạnh tranh với sự mệt mỏi quá mức do chăm sóc trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh đòi hỏi sự chú ý suốt ngày đêm và tiếp xúc nhiều về thể chất. Điều này có thể làm kiệt quệ cả về thể chất và cảm xúc.
1.2 Thay đổi về nội tiết
Thứ hai, cơ thể phụ nữ đang hồi phục sau thử thách của quá trình chuyển dạ và sinh nở. Những thay đổi lớn về nội tiết tố đang diễn ra có thể khiến cảm thấy mất cân bằng. Phụ nữ sau sinh cũng có thể lo lắng rằng giao hợp sẽ bị đau, và đối với nhiều phụ nữ, những lần quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh con là không thoải mái.
Việc cho con bú cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm hứng thú tình dục. Khi cho con bú, mức độ estrogen trong cơ thể giảm và điều này ảnh hưởng đến mô âm đạo của phụ nữ. Nó có thể dẫn đến khô và cảm giác ngứa ran khi giao hợp, gây khó chịu. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là tạm thời và cảm giác sẽ mất dần theo thời gian.
Ngoài ra, cơ thể vẫn đang hồi phục sau khi sinh và có thể không cảm thấy hấp dẫn như bình thường. Những cảm giác này có thể tác động mạnh đến hình ảnh cơ thể và khiến phụ nữ cảm thấy kém gợi cảm và giảm ham muốn.
1.3 Lo lắng mang thai lần nữa
Có thể có ý thức hoặc tiềm thức sợ mang thai lần nữa là yếu tố thứ ba. Sự tiến hóa có thể giúp giải thích điều này. Trong tự nhiên, động vật mẹ hiếm khi giao phối khi chúng bận nuôi con non. Cơ thể của họ sẽ không phải chịu thêm gánh nặng của một lần mang thai khác. Điều này cũng có thể đúng với phụ nữ.
2. Bao lâu phụ nữ có thể quan hệ tình dục sau khi sinh?
Tất cả phụ thuộc vào bản thân người phụ nữ và tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần. Các bác sĩ sản khoa khuyên phụ nữ sau sinh nên đợi khoảng 4 - 6 tuần sau khi sinh bất kể phương pháp sinh nào để quan hệ tình dục. "Chuyện ấy" chắc chắn là không an toàn nếu giao hợp liên quan đến thâm nhập cho đến ít nhất hai tuần sau khi sinh. 2 tuần đầu tiên sau sinh cung cấp cho cơ thể thời gian cần thiết để chữa lành và phục hồi cơ thể cho phụ nữ sau sinh. Trong thời gian này, phụ nữ sau sinh vẫn thường ra máu và có nguy cơ bị băng huyết hoặc nhiễm trùng tử cung.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ sau sinh bị khâu vết mổ, vết rách tầng sinh môn hoặc vết cắt tầng sinh môn thì nên đợi cho đến sau lần khám sau sinh 6 tuần.
Nếu phụ nữ sau sinh vẫn chưa sẵn sàng để tiếp tục cuộc sống tình dục của mình, hãy cho mình thời gian nghỉ ngơi. Cần thời gian để điều chỉnh cả về thể chất và cảm xúc với nhu cầu chăm sóc em bé và không cần phải vội vàng quan hệ tình dục cho đến khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Theo thời gian, tình dục có thể thỏa mãn như trước khi bạn có con.
3. Phụ nữ sau sinh đau khi quan hệ tình dục cần làm gì?
Do khô âm đạo, phụ nữ sau sinh có thể bị đau khi quan hệ tình dục. Hoặc cũng có thể đau khi phụ nữ đang lành vết cắt tầng sinh môn hoặc rách tầng sinh môn. Để giảm bớt cảm giác khó chịu khi làm "chuyện ấy", phụ nữ sau sinh cần thực hiện trước một số biện pháp như làm rỗng bàng quang hoặc tắm nước ấm. Chườm đá bọc trong khăn lên khu vực này và sử dụng chất bôi trơn trong trường hợp khô âm đạo.
Thay vì giao hợp qua đường âm đạo, hãy thử tìm cách quan hệ tình dục cảm thấy thoải mái khác. Nếu vẫn không thích quan hệ tình dục hoặc cảm thấy không thoải mái, hãy nói chuyện với chồng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Cách để phụ nữ sau sinh có thể duy trì sự thân mật nếu chưa sẵn sàng quan hệ tình dục
Tình dục thực sự quan trọng trong một mối quan hệ vợ chồng, nhưng có nhiều thứ liên quan đến sự thân mật hơn là tình dục. Việc thích nghi với cuộc sống mới sau khi mang thai hay sau sinh không dễ dàng. Nói chuyện với chồng về cảm giác của bản thân. Hãy tìm những cách khác để bày tỏ tình cảm và tình yêu dành cho nhau.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?