Theo những hướng dẫn thực hành trên lâm sàng năm 2015 của Malaysia trong kiểm soát đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 thì việc sử dụng aspirin liều thấp không được khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa bước đầu các bệnh lý tim mạch cho bệnh nhân ĐTĐ trừ khi họ trên 65 tuổi.
Biến cố tim mạch cao trên bệnh nhân ĐTĐ
Có những chứng cứ mạnh mẽ cho thấy aspirin hiệu quả trong việc phát hiện những biến cố tim mạch. Tuy nhiên, theo BS. Zanariah Hussein, cố vấn chuyên khoa nội tiết của Bệnh viện Putrajaja, các số liệu chưa rõ ràng về vai trò của aspirin trong việc ngăn ngừa bước đầu cho các bệnh lý tim mạch.
Trước đây, trong sổ tay của các bác sĩ, việc chỉ định aspirin cho bệnh nhân ĐTĐ đã không mang đến hiệu quả trong việc phòng chống tai biến của họ. Tuy nhiên, theo những chứng cứ mới đây thì liệu pháp chống kết tập tiểu cầu này không những chẳng có lợi đối với bệnh nhân không có bệnh lý về tim mạch mà còn gia tăng nguy cơ các biến cố tim mạch cho những bệnh nhân này. BS. Sanariah đã nhấn mạnh, từ nay các thầy thuốc phải đánh giá cấp bách nguy cơ các biến cố tim mạch trên bệnh nhân để xác định xem liệu pháp chống kết tập tiểu cầu này có lợi cho họ hay không?
ĐTĐ có những yếu tố nguy cơ về tỷ lệ tử vong và các biến chứng. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim sẽ tăng gấp đôi trên bệnh nhân ĐTĐ so với những người không mắc bệnh này. Những cải tiến trong chăm sóc sức khỏe tim mạch đã không cho kết quả làm giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim và vẫn còn gia tăng rõ rệt ngay cả khi được can thiệp động mạch vành.
Vì sao thuốc gây nguy hại?
Việc gia tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ là hậu quả của việc hủy tiểu cầu bất thường, điều này đã chỉ ra rằng có những tác dụng đáng kể, kích hoạt, tăng cường sự bám dính của các tiểu cầu. Những sự cố bất thường này là do sự chuyển hóa và đi lệch của tế bào liên quan đến việc tăng đường huyết, sự đề kháng insulin, béo phì và sự rối loạn chuyển hóa lipid - những điều này đã khiến cho bệnh nhân ĐTĐ đường có yếu tố nguy cơ cao hơn trong việc phát triển triệu chứng bệnh mạch vành cấp tính, có những biến cố tim mạch tồi tệ là do hậu quả của sự không đáp ứng thuốc chống kết tập tiểu cầu.
Trong ba loại liệu pháp chống kết tập tiểu cầu được sử dụng hiện nay thì thuốc ức chế COX-1 và aspirin là những thuốc được chỉ định phổ biến nhất. Hai cuộc phân tích tổng hợp với quy mô lớn về việc sử dụng aspirin liều thấp để phát hiện những nguy cơ biến chứng tim mạch được những bệnh nhân ủng hộ tham gia thử nghiệm. Những phân tích này đã chỉ ra rằng, hậu quả rõ ràng của aspirin là nguy cơ chảy máu nhiều hơn với ngoại lệ trên những bệnh nhân giải phẫu động mạch ngoại vi. Điều này không xảy ra tương tự trên những bệnh nhân sử dụng aspirin để phòng ngừa bước đầu cho các biến chứng tim mạch trên những bệnh nhân ĐTĐ, trong đó có vài cuộc thử nghiệm đã cho thấy không có tín hiệu giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ. Tuy nhiên, nghiên cứu của JPAD cũng đã bộc lộ nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não có tín hiệu giảm rõ rệt ở những bệnh nhân trên 65 tuổi.
Mặc dù những chiến lược dùng trị liệu chống kết tập tiểu cầu gần đây đã chứng minh là có thành công trong việc cải thiện những triệu chứng của bệnh mạch vành cấp tính, nhưng đối với những bệnh nhân ĐTĐ vẫn tiếp tục đối mặt với biến cố tim mạch ở tỷ lệ cao. Điều này có thể là do đáp ứng không tốt việc dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu.
BS. Zanariad đã phát biểu trong hội nghị quốc gia của Malaysia về bệnh ĐTĐ lần thứ 6 vừa được tổ chức tại Selangor: “Chúng tôi tìm kiếm kết quả từ những cuộc thử nghiệm lớn cho việc ngăn ngừa bước đầu các biến cố tim mạch cho bệnh nhân ĐTĐ, có nhiều chiến lược điều trị chống huyết khối động mạch có hiệu lực và tính thuyết phục cao cho những bệnh nhân này trong tương lai”.
(Theo New.Mims, 8/2015)
DS. Bùi Sỹ Thành