Hà Nội

Tại sao nghề Công tác xã hội trong bệnh viện tại Việt Nam quan trọng?

14-12-2020 11:30 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Công tác xã hội trong bệnh viện một nghề nhằm giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người bệnh không may mắn, người mắc các vấn đề tâm lý... Hoạt động công tác xã hội bệnh viện rất quan trọng, đã được Bộ Y tế hướng dẫn rõ ràng theo thông tư 43/2015 nhằm kết nối và làm tăng sự hài lòng của khách hàng với chất lượng bệnh viện.

Trên thế giới, ngành công tác xã hội đã có quá trình phát triển lâu đời và thực sự mang lại nhiều lợi ích cho cả người bệnh và nhân viên y tế. Nhân viên công tác xã hội là một phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc, điều trị người bệnh do bác sỹ lâm sàng tập trung điều trị các vấn đề thể chất và nhân viên công tác xã hội tập trung các vấn đề tinh thần và xã hội. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên công tác xã hội bệnh viện rất cao. Ví dụ, tại Úc, ngành công tác xã hội là một trong những ngành ưu tiên hàng đầu trong danh sách tay nghề nhập cư trong nhiều năm liền. Tại Anh, nghề công tác xã hội bệnh viện cũng có nhu cầu rất lớn cả hai phía: khách hàng và cung cấp dịch vụ. Nhân viên công tác xã hội bệnh viện có vai trò quan trọng trong điều trị cũng như phục hồi bệnh tật, đặc biệt các bệnh liên quan đến tổn thương tâm lý và xã hội.

Hoạt động “Nụ cười Ngày Phụ nữ Việt Nam” do Phòng Công tác xã hội Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức

Hiện nay, tại Việt Nam, hình thành và phát triển nghề công tác xã hội có vai trò quan trọng. Ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về  Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề công tác xã hội trong các lĩnh vực y tế ở nước ta. Trong hệ thống y tế, phòng Công tác xã hội bệnh viện ra đời và hoạt động dựa trên Thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện do Bộ Y Tế hướng dẫn. Như vậy, ngành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế cũng đã có hướng đi rõ ràng.

Hiện nay, đa số các bệnh viện tuyến quận/huyện trở lên đều đã thành lập phòng/tổ công tác xã hội trong bệnh viện. Hoạt động chủ yếu của phòng/tổ công tác xã hội trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ tư vấn các vấn đề tâm lý, xã hội cho người bệnh; thông tin truyền thông và phổ biến giáo dục pháp luật, kết nối nguồn lực, vận động tài trợ và hỗ trợ tinh thần cho cả nhân viên y tế. Hoạt động công tác xã hội của bệnh viện nếu được thực hiện tốt góp phần cải thiện tinh thần người bệnh và cả nhân viên y tế, làm cho họ tin tưởng hơn, gắn bó hơn với bệnh viện. Những rào cản giữa khách hàng sử dụng dịch vụ y tế và nhân viên y tế được tháo gỡ, khách hàng thấy thoải mái, hài lòng hơn và qua đó giúp cho quá trình điều trị bệnh cũng rút ngắn hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, hoạt động của phòng/tổ công tác xã hội trong bệnh viện tại nước ta còn nhiều hạn chế, hiệu quả mang lại chưa được như mong đợi. Nhằm triển khai được hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện, điều cần thiết cần phải có nhân viên được đào tạo chuyên ngành, nhân viên được tập huấn thường xuyên và được tạo điều kiện từ phía lãnh đạo đơn vị cũng như đồng nghiệp như bác sỹ, y tá để cùng thực hiện các hoạt động hỗ trợ khách hàng hiệu quả, mang lại sự phục hồi sức khỏe theo đúng nghĩa về trạng thái khỏe mạnh về thể chất tinh thần và xã hội. Như vậy, nghề công tác xã hội góp phần không nhỏ nhằm tăng cường chất lượng bệnh viện.

Trường Đại học Y tế Công cộng với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại

Trường Đại học Y tế Công cộng là trường Đại học duy nhất cả nước đào tạo cử nhân Công tác xã hội (định hướng trong bệnh viện). Sinh viên được đào tạo bài bản các môn học công tác xã hội nói chung và các môn chuyên ngành định hướng công tác xã hội trong bệnh viện. Cơ sở vật chất nhà trường shiện đại, giảng viên có nhiều kinh nghiệm và sinh viên được học tập/thực hành tại các bệnh viện lớn liên kết với trường.

-----------------------

Tuyển sinh Cử nhân Công tác xã hội

Hình thức: Đại học chính quy

Mã ngành: 7760101

Khối tuyển sinh: C00 – D01 – D66 – B00


Ý kiến của bạn