Nhà xuất bản Toàn thế giới vừa ấn hành cuốn sách mới nhan đề “Quay sang châu Á. Chính sách đối ngoại của Nga tại điểm chuyển giao thế kỷ và hoạt động tích cực ở phía Đông”. Cuốn sách lý giải vì sao nảy sinh ý tưởng Nga quay hướng về châu Á.
Đây không phải là ý tưởng mà là hệ quả hiện thực của những đổi thay trong nền chính trị thế giới. Yếu tố chính là ở chỗ, với sự tăng trưởng của Trung Quốc và các nước châu Á khác, một trung tâm của nền kinh tế và chính trị thế giới bắt đầu hình thành rõ nét tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì thế không chỉ riêng Nga chuyển hướng sang châu Á mà còn cả những nước khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Do đó, sự chuyển hướng của Nga sang châu Á là hệ quả của thực tế mà Nga cần phải có phản ứng thích hợp. Nhưng ở đây Nga cũng có những lý do riêng của mình, đó là yêu cầu cần thiết phát triển vùng Viễn Đông mà không thể thiếu vắng phần tham gia hiện thực trong những tiến trình kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đóng vai trò còn có các sự kiện gần đây gắn với cuộc khủng hoảng ở Ukraine và những biện pháp trừng phạt chống Nga. Những yếu tố đó chỉ ra rằng đường lối hội nhập châu Âu của Nga đã mất tính thời sự và đổ vỡ vì bị cản trở. Xảy ra điều đó là bởi châu Âu không cần đến một nước lớn như Nga, hơn nữa lại là nước Nga với vị thế và lợi ích riêng của mình. Ngày càng nhiều sự khác biệt giữa Nga với châu Âu và phương Tây, vì vậy, Matxcơva không có lựa chọn nào khác hơn là phát triển những liên hệ thương mại - kinh tế và kinh tế thay thế.

Nga chủ trương quan hệ bình đẳng với các nước châu Á.
Vậy trong chuyển động này làm thế nào để tránh hệ lụy ảo tưởng và tự lừa dối mình, tương tự như có thể gửi gắm vào phương Tây cách đây chưa lâu? Không nên đắm mình trong ảo tưởng. Các nước châu Á đang thi hành chính sách độc lập tự chủ của họ. Nhưng Nga có rất nhiều điểm chung, cụ thể là ý tưởng về một thế giới đa cực. Ở châu Á người ta hiểu rằng cần hợp tác với chúng ta bởi Nga thuộc cùng thể loại các nước, như chính họ, những quốc gia không muốn tồn tại chỉ với Hoa Kỳ và phương Tây. Đương nhiên, ở đó có cần sự phối hợp nhất định và chúng ta có thể hợp tác với từng quốc gia theo cách riêng. Nhưng phải hiểu rằng việc chuyển sang châu Á không có nghĩa là thay thế định hướng thân phương Tây bằng định hướng một chiều tương tự về phía Đông. Mà ngược lại, đó là sự chuyển tiếp sang chính sách cân đối hơn.
Nga nên hành xử thế nào trong những tình huống phức tạp, chẳng hạn như trong bối cảnh những khúc mắc lãnh thổ ở châu Á? Nga cần phải có quan hệ bình đẳng với tất cả các nước châu Á, không tham gia vào những cuộc xung đột của họ và không thiên về hỗ trợ bất kỳ bên nào. Giải pháp hòa bình của Nga có lợi cho tất cả các bên xung đột, đơn giản vì Matxcơva duy trì liên hệ thương mại - kinh tế và chính trị với tất cả các nước và không để mình sa vào tình huống cần thực hiện lựa chọn duy nhất, thí dụ, giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hay giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Tất cả các nước đó đều là đối tác của Nga. Nhưng mặt khác cũng cần xem những nước này đối xử với Nga như thế nào. Nếu Nhật Bản hỗ trợ biện pháp trừng phạt chống Nga, có nghĩa cần tỏ ra cho họ thấy rằng chúng ta không thích điều đó và trong sự phát triển hợp tác thương mại - kinh tế thì chúng ta luôn có phương án đối trọng thay thế. Chẳng hạn như Hàn Quốc hiện đang tích cực để nhận được những thị trường, những cơ hội nảy sinh trong tương quan các biện pháp trừng phạt chống Nga. Nghĩa là có thể, thí dụ, mua ôtô Hàn Quốc nhiều hơn hoặc đẩy mạnh chu trình sản xuất xe hơi cùng với Hàn Quốc. Tất nhiên, Nga hiểu rằng Nhật Bản không hoàn toàn ủng hộ biện pháp trừng phạt và nước này đang chịu áp lực của Hoa Kỳ. Nhưng bên cạnh đó có thể thấy mặc dù cũng có liên minh với Hoa Kỳ tương tự như Nhật Bản và thậm chí còn bị phụ thuộc người Mỹ về an ninh, tuy nhiên, Hàn Quốc đã kiên quyết từ chối tham gia trừng phạt, không chịu ngả theo thế lực của Hoa Kỳ. Thái độ đó rất đáng trân trọng và cần được khuyến khích một cách thích đáng.
(Theo Russia Today)
Lê Sơn