B1 có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2 và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. B2 có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. B3 (niacin) có thể làm giảm nồng độ cholesterol. B6, B7 (biotin) có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, giảm các triệu chứng PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) và làm giảm bớt buồn nôn khi mang thai hoặc các triệu trứng ốm nghén có liên quan. B9 (folic acid) có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tụy, cũng như giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh khi dùng cho phụ nữ mang thai.
Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận: việc bổ sung các vitamin B có thể giúp hỗ trợ một số bệnh: lo âu, trầm cảm, bệnh về tim, hội chứng tiền kinh nguyệt, vấn đề về da. Ngoài ra, nhiều người bổ sung B tổng hợp để tăng cường năng lượng, tăng cường tâm trạng, cải thiện trí nhớ và kích thích hệ miễn dịch.
Thiếu vitamin B có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, suy nhược, tê và ngứa ran ở tay và chân, chuột rút cơ bắp, nhiễm khuẩn đường hô hấp, rụng tóc, eczema, phát triển kém ở trẻ em và dị tật bẩm sinh.
Một số ý kiến cho rằng, thiếu hụt vitamin B làm suy yếu hệ miễn dịch và làm cho cơ thể dễ bị ung thư. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng vitamin và nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
BS. Vũ Huỳnh
Mời các bạn xem bài sau: Nguồn thực phẩm giàu vitamin B
Vào ngày 2/7/2015