Nếu bạn nghĩ rằng bạn thấy nấm phát quang thì bạn có thể không phải ảo giác ở trạng thái lâng lâng.
Các nhà khoa học trong thời gian dài nghiên cứu lý do nào khiến nấm có thể phát quang và bây giờ đã có câu trả lời. Theo các nhà nghiên cứu thì nấm vàng to này (Agaricus phosphorescens) có nghĩa là bông dừa, cho thấy nó có chất phát quang sinh học trong bóng tối nhằm thu hút côn trùng, nghiên cứu đã cung cấp câu trả lời “tại sao nấm phát quang vào ban đêm?” và nó được đặt ra bởi Aristotle hơn 2.000 năm trước đây. Câu trả lời giải thích cho vấn đề nấm có thể di chuyển đến nơi ở mới nhờ côn trùng. Chuyên gia di truyền và sinh học phân tử Jay Dunlap ở Trường Y khoa Dartmouth đã nói chất phát quang sinh học này tiến hóa độc lập nhiều lần so với các dạng sống khác (như vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng và cá). Dunlap cho biết phần lớn các loài này đều tạo ra ánh sáng theo cách của nó bởi quá trình sinh hóa trong cơ thể. Có hơn 100.000 chủng loài nấm nhưng chỉ có 71 là tạo ra được chất phát quang.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng đồng hồ sinh học ngày đêm sẽ điều hòa chất phát quang và chỉ phát quang vào ban đêm. Họ tạo ra hai mô hình nấm bằng chất dẻo, một với hệ thống đèn LED phát quang và một không có đèn. Với sự hoài nghi phát quang có thể dùng gây chú ý ở côn trùng, họ dán keo ở cả hai mặt của hai hệ thống nấm được đặt trong rừng để một cái phát quang thật sự. Mô hình phát quang đã dính được kiến, dán, côn trùng có cánh, nhện, rết, ốc sên… Dunlap đã suy đoán có nhiều nấm phát quang trên trái đất này.
(Theo Current Biology, 3/2015)
Minh Thư