Hà Nội

Tại sao không nên kiềm chế hắt hơi?

20-09-2020 09:28 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Việc kiềm chế hắt hơi sẽ làm tăng áp lực lên màng nhĩ, phổi, não, mạch máu, thần kinh... và làm tổn hại tới các cơ quan này...

Phấn hoa, khói bụi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời... là những yếu tố có thể gây ra hắt hơi. Phản xạ này có một mục đích duy nhất là tống khứ bất cứ thứ gì có thể lọt vào mũi, cho dù đó là dị vật hay yếu tố kích thích đơn giản.

Mặc dù đây là một cơ chế bảo vệ rất tự nhiên, nhiều người đã kiềm chế để không hắt hơi, đặc biệt là kể từ khi bắt đầu có dịch COVID-19. Có nhiều lý do có thể giải thích hiện tượng này: Do virus lây lan qua các giọt nước bọt, một số người sợ lây lan khi hắt hơi. Trong khi đó, những người khác lại thắc mắc liệu họ có thể hắt hơi khi đeo khẩu trang bảo vệ hay không.

Cần hắt hơi đúng cách trong đại dịch COVID-19Cần hắt hơi đúng cách trong đại dịch COVID-19.

Ông Pierre-Yves Donnio, Trưởng bộ phận vệ sinh bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Rennes, Pháp giải thích, chúng ta có thể hắt hơi trong khẩu trang của mình, hầu hết các giọt nước đều bị chặn lại. Giải pháp lý tưởng để hạn chế nguy cơ lan truyền virus đó là hắt hơi vào khuỷu tay vì điều này càng hạn chế sự khuếch tán của các giọt bắn vào môi trường.

Nhưng một điều chắc chắn là: Đừng kiền chế hắt hơi! Kìm hãm một cái hắt hơi cũng giống như kìm lại một luồng không khí bay ra với vận tốc 50 km/h. Tiến sĩ Jimmy Mohamed giải thích: “Khi ta làm vậy, ta sẽ làm tăng áp lực lên mũi, cổ họng, tai, và còn lên cả não, kéo theo những tổn thương cho màng nhĩ, phổi, não, mạch máu, thần kinh... do làm tăng áp lực lên các cơ quan này.


Hương Thảo
Ý kiến của bạn