Tại sao khi mất răng lại bị móm?

11-01-2021 08:00 | Khỏe - Đẹp

SKĐS - “Tôi 56 tuổi, mất gần hết răng hàm trên tính đến bây giờ cũng hơn 10 năm rồi. Gần đây ai cũng bảo tôi bị móm, tự mình kiểm tra thì thấy nướu chỗ răng cửa bị teo rất nhiều. Xin hỏi bác sĩ vì sao nướu tôi bị teo đi? Nếu trồng lại răng thì có hết móm không thưa bác sĩ (Mỹ H, 55 tuổi, TP. HCM)?”

Thạc sĩ, bác sĩ Đoàn Vũ-Giám đốc chuyên môn nha khoa Dr. Care nơi chuyên sâu trồng răng cho người trung niên tại Việt Nam-xin được trả lời cô H:

Vì sao khi mất răng, nướu teo và ta bị móm?

Thông thường khi mất một hay hai răng ở phía sau, tâm lý của mọi người thường chủ quan do chưa nhận thấy sự thay đổi về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, ngay trong lúc đó, hệ thống nhai và hình thái khuôn mặt đã bắt đầu bị ảnh hưởng.

Bác sĩ có điều trị cho cô Bùi Thị Kim H. (63 tuổi, TP. HCM). Cô thăm khám trong tình trạng mất hết toàn bộ răng, xương hàm teo đi do dùng hàm tháo lắp trong thời gian dài. Gương mặt già hơn tuổi thật, phần miệng bị móm, vùng da quanh miệng chảy xệ và nhăn nheo. Cô bày tỏ mong muốn lấy lại hàm răng trước đây để cải thiện ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt.

Mất răng lâu năm mật độ xương hàm sẽ giảm dần gây tiêu xương hàm và móm

Khi mất răng, xương hàm chúng ta sẽ tiêu đi và nướu teo lại. Vậy vì sao lại xảy ra hiện tượng này?

Phần chân răng của chúng ta được neo giữ cố định trong xương hàm để tạo lực nhai cần thiết. Lực nhai truyền theo chân răng đến xương hàm, kích thích các tế bào xung quanh để tái cấu trúc tạo nên xương mới.

Tuy nhiên khi mất răng, quá trình kích thích tạo xương của cơ thể không còn. Lúc này, các tế bào tạo xương bắt đầu hoạt động chậm dần, theo thời gian xương hàm bị teo nhỏ và yếu đi. Xương hàm là bộ khung nâng đỡ môi má xung quanh, khi bị tiêu, phần môi má bị giảm lực nâng đỡ sẽ sụp xuống, chảy xệ và nhăn nheo.

Việc tiêu xương còn làm gương mặt bị ngắn lại theo chiều đứng (khi ngậm miệng), cằm nhô ra trước, môi trên bị lép và mũi to hơn... Đây chính là một trong những lý do khiến diện mạo bị thay đổi theo hướng già đi và gương mặt bị móm hơn.

Nếu trồng lại răng có hết móm và đâu là giải pháp tối ưu?

Ngày nay, việc tiêu xương do mất răng có thể ngăn ngừa bằng phương pháp trồng răng Implant. Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu để thay thế răng đã mất nhờ có nhiều ưu điểm gần với bộ răng tự nhiên.

Trụ Implant tích hợp với xương hàm và thực hiện chức năng ăn nhai. Điều này kích thích quá trình tạo xương ở xương hàm gần như răng thật, giúp bảo tồn lượng xương bao quanh.

Thạc sĩ Bác sĩ Đoàn Vũ-Giám đốc chuyên môn của Nha khoa Dr. Care đã thực hiện hàng ngàn ca trồng răng Implant cho người trung niên.

Các bác sĩ nha khoa Dr. Care cùng ê-kíp đã thực hiện ca trồng răng Implant toàn hàm All-on-4 cho cô H.. Đầu tiên bác sĩ thăm khám, chụp phim, kiểm tra tình trạng mất răng và đề ra lộ trình trồng răng phù hợp. Sau đó bác sĩ tiến hành đặt trụ Implant vào xương hàm. Quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng và hầu như cô H. sẽ không gặp phải cảm giác đau nào. Sau hơn 3 tháng, bác sĩ gắn mão sứ chính thức và cô có thể ăn uống và vệ sinh tương tự như răng thật.

Hàm răng Implant mới đã giúp gương mặt cô H trở nên đầy đặn, cải thiện vùng da quanh miệng và nụ cười vừa vặn hơn. Cô chia sẻ sau khi hoàn thành lộ trình điều trị: “Răng Implant gần như răng thật, chắc chắn nên ăn nhai ngon miệng. Tôi rất vui vì mình không còn móm nữa”.

Trồng răng Implant đã khắc phục hiệu quả tình trạng móm trên gương mặt.

Như vậy, bên cạnh đảm bảo chức năng ăn, răng Implant còn thực sự hữu ích như ngăn ngừa tiêu xương, giúp giữ lại diện mạo trẻ trung. Người mất răng nên thực hiện trồng răng Implant càng sớm càng tốt, tránh trường hợp tiêu xương nhiều và chi phí trồng răng cũng được tiết kiệm hơn.

Dr. Care - Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park3-SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.

ĐT: 090 947 8910 (Ms. Song Vân - Giám đốc trải nghiệm khách hàng)

Website: drcareimplant.com


Ý kiến của bạn