Kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân”, gần 40 năm làm thuốc, miệt mài nghiên cứu y thuật, y lý và tận tụy cứu người, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã sưu tầm, thu thập tổng hợp 2.854 phương thuốc hay của các bậc tiền bối lưu truyền trong dân gian. Ông để lại cho nền y học Việt một di sản quý giá với những tác phẩm được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời đại. Những cuốn sách này được đúc kết tinh hoa y học cổ truyền Phương Ðông và y học cổ truyền Việt Nam. Thông qua kinh nghiệm thực tiễn phong phú, Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng thành hệ thống toàn bộ Lý, Pháp, Phương, Dược của nền y học nước nhà. Chính vì vậy, Hải Thượng Lãn Ông được mệnh danh là “Ông Tổ của ngành Y Việt Nam”.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và niềm tự hào “Sâm của người Việt”
Trong suốt cuộc đời hành y, Hải Thượng Lãn Ông luôn ưu tiên nghiên cứu các loại thảo dược trong vườn nhà. Ông đã phát hiện và bổ sung 300 vị thuốc nam vào khối di sản y học đồ sộ của mình. Trong đó phải kể đến niềm tự hào khi vô tình phát hiện về công dụng của đinh lăng lá xẻ - một loài thảo dược quý nghìn năm vô cùng gần gũi với người dân đất Việt.
Ông đã dành gần một thập kỷ để nghiên cứu về giống cây này, bởi ít có loại dược liệu nào mà toàn bộ thân, lá, đặc biệt là rễ của cây đều có tác dụng hỗ trợ bồi bổ sinh lực, trí lực, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể như vậy. Theo ông, rễ đinh lăng lá xẻ có tính mát, vị ngọt, hơi đắng bổ 5 tạng, có công dụng hỗ trợ bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, tăng sức chịu đựng, dẻo dai của cơ thể, làm nhịp tim trở lại bình thường và gia tăng sức chịu nóng với vận động viên. đinh lănghỗ trợ ổn định tim mạch và huyết áp. Ngoài ra còn có khả năng giúp tăng cân, hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh, dùng làm thuốc chữa ho,....
Với phát hiện thú vị này, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã nhận định đinh lăng là Nam Dương Sâm hay còn gọi là “Sâm của người Việt”, và ghi lại trong dược điển Việt Nam. Các nghiên cứu y học cổ truyền sau này cũng chỉ ra rằng rễ đinh lăng lá xẻ nên được thu hoạch vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm, lúc này, rễ cây mềm và chứa nhiều hoạt chất.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã ví đinh lăng là sâm của người Việt
Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo Sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi có viết: “đinh lăng cùng họ với nhân sâm, có các thành phần giống sâm. Ngoài ra, đinh lăng có những tác dụng dược lý tương tự như sâm”.
Trong quá trình chuẩn bị đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, Việt Nam cũng đưa dự án khoa học về y học vũ trụ: Nghiên cứu thử nghiệm tác dụng của cây đinh lăng đối với việc tăng cường thể lực của phi công vũ trụ (do Học viện Quân y thực hiện).
Đinh lăng đồng hành cùng Anh hùng, Trung tướng Phạm Tuân trong chuyến du hành vũ trụ trong dự án Intercosmos năm 1980
Phát hiện chấn động lý giải tác dụng của đinh lăng
Kế thừa tinh hoa y học dân tộc, những nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra nhiều loại vitamin, 20 acid amin,…và 8 loại Saponin trong đinh lăng với hàm lượng cao, đặc biệt trong rễ đinh lăng lá xẻ - một loại cây rất phổ biến ở nước ta.
Như chúng ta đã biết, Saponin là một trong những thành phần hóa học quan trọng có trong nhân sâm và 1 số loại thảo dược khác. Trong nhân sâm, saponin là thành phần hóa học chính, chúng sản xuất ra một hợp chất hoạt động gọi là ginsenisides có lợi cho hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, hệ miễn dịch và nhiều lợi ích khác cho chức năng điều hòa của cơ thể. Điều này lý giải vì sao đinh lăng có công dụng hữu hiệu được ví như sâm.
Các nhà dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý thuộc Viện Y học Quân sự Việt Nam cũng đã nghiên cứu về đinh lăng và kết luận: Nước sắc rễ đinh Lăng giúp tăng sức đề kháng, cho thấy rõ dẻo dai của cơ thể và có tác dụng như nhân sâm. Ðặc biệt viên bột rễ đinh lăng dùng cho bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao đều cho kết quả khả quan trong các nghiệm pháp gắng sức.
Rễ đinh lăng lá xẻ chứa nhiều vitamin, 20 acid amin và 8 loại Saponin
Đinh lăng và những công trình khoa học của thế kỷ
Phát hiện thú vị về đinh lăng đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới. Ngày càng nhiều các công trình khoa học chứng minh công dụng của loại thảo dược này. Điển hình phải kể đến các công trình nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ chăm sóc người mắc bệnh ung bướu, xương khớp, tiểu đường, mỡ máu…
Tháng 7/2018 tác giả Nguyễn Thị Luyện và cộng sự nghiên cứu Đặc tính hạ đường huyết của saponin chiết xuất từ đinh lăng đã cho kết luận dịch chiết đinh lăng hỗ trợ làm giảm đường huyết sau ăn trên thực nghiệm. Cơ chế giảm đường huyết sau ăn là ức chế men amylase của tuyến tụy và glucosidase của nấm men. Nghiên cứu này cũng cho thấy tác dụng tiềm năng của đinh lăng trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người tiểu đường.
Nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Khoa Y Học Cổ truyền-Đại học Y Dược TP. HCM do tác giả Nguyễn Trần Châu và Đỗ Mai Anh thực hiện đã kết luận đinh lăng có tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa và hỗ trợ hạ cholesterol máu nhờ cấu trúc steroid ức chế sự tạo thành MDA trong quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào.
Tháng 5/2019, tác giả Jeo-Hyung Lee Hàn Quốc nghiên cứu Dịch chiết lá đinh lăng tại Khoa Hóa sinh, Đại học Quốc gia Kangwon, Hàn Quốc đã cho kết luận dịch chiết lá đinh lăng hỗ trợ ức chế đáng kể quá trình hủy xương bằng cách giảm số lượng tế bào hủy xương, hình thành vòng hoạt hóa tế bào hủy xương và tiêu xương. Bên cạnh đó, dịch chiết lá đinh lăng giúp làm giảm biểu hiện của các GEN đánh dấu tế bào tủy xương.
Nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và vườn bách thảo nhiệt đới Jawaharlal Nehru, Ấn Độ công bố tháng 7/2020 cho thấy đinh lăng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung bướu bằng cơ chế kích hoạt quá trình tự chết của tế bào u ác tính.
Nghiên cứu tại Khoa Hóa sinh, Đại học Quốc gia Kangwon, Hàn Quốc cũng cho thấy đinh lăng có tác dụng hạ đường huyết nhờ ức chế men α-amylase của tuyến tụy và α-glucosidase của nấm men.
Giải pháp nào nâng tầm giá trị đinh lăng, ứng dụng hiệu quả vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng?
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tuyệt vời như nhân sâm, nhưng ở Việt Nam hiện nay, đinh lăng vẫn chưa được đưa khai thác và sử dụng xứng đáng với tiềm năng giá trị vốn có.
Thực tế, các chế phẩm của đinh lăng hiện nay trên thị trường đều được bào chế bằng phương pháp truyền thống, vô tình không giữ được phần lớn hoạt chất quý của loại thảo dược nghìn năm này. Do vậy, rất cần có sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu ứng dụng KH&CN hiện đại vào nâng tầm giá trị đinh lăng, để tạo ra nhiều loại thực phẩm và thức uống có lợi cho sức khỏe.
Độc giả có thể tham khảo về công dụng tuyệt vời của đinh lăng Tại đây hoặc liên hệ tổng đài 1800.8019 để được tư vấn miễn phí, tỉ mỉ từ các dược sĩ.