Tại sao chân bị phù?

20-06-2019 08:13 | Y học 360
google news

SKĐS - Cơ thể con người được cấu tạo bởi khoảng 60% nước. Bình thường có sự cân bằng tinh tế giữa một bên là lượng nước trong máu và một bên là lượng nước trong các mô.

Áp suất máu có xu hướng đẩy nước trong máu ra khỏi mạch MÁU để đi đến các mô lân cận.Trong khi đó các protein trong máu lại hút số nước này trở lại mạch máu.Nhưng trong những trường hợp bệnh lý sự cân bằng này bị phá vỡ mà đôi khi không biết được nguyên nhân. Hậu quả là các mô cơ thể, nhất là các mô liên kết bị Ứ nước bất thường gây phù, hay gặp nhất ở các chi dưới.

Nguyên nhân cơ học:

Có “chướng ngại vật” tại một tĩnh mạch hoặc một bạch mạch ngăn cản sự tuần hoàn các chất lỏng: viêm tĩnh mạch, viêm  bạch mạch, có khối u chèn ép mạch máu (u bạch huyết bào); suy tim gây áp lực máu trong các tĩnh mạch và mao mạch cũng gây phù chân.

Tại sao  chân bị phù?

Nguyên nhân hóa học:

Do thiếu hoặc ngược lại do thừa nhiều chất khác nhau dẫn đến rối loạn cân bằng các chất lỏng; giảm tỷ lệ protein tronmg máu trong hội chứng thận hư; ứ muối do suy thận hoặc do dùng một số thuốc (corticoid, thuốc chống thụ thai…); thiếu protein, vitamin B1 ở người nghiện rượu.

Phù chân biểu hiện đầu tiên tăng cân. Nếu tăng cân nhiều sẽ sưng nề các chi dưới, rõ nhất vào buổi chiều, kèm theo mệt mỏi. Có thể chỉ sưng mắt cá chân hay sưng chân, thậm chí cả một chân bị biến dạng (chân voi). Có thể chỉ phù một chân.

Nguyên nhân hay gặp là giãn tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch bắp chân, tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chậu của jkhung chậu nhỏ); bệnh nhân cảm thấy đau sâu bên trong chân và thấy nóng ở vùng tổn thương.

Tại sao  chân bị phù?Phù chân biểu hiện đầu tiên tăng cân

Phù chân có thể có những biến chứng như: loét, giãn tĩnh mạch, rối loạn dinh dưỡng các mô (teo da, rối loạn nhiễm sắc to; viêm da do vi khuẩn, do liên cầu khuẩn (bệnh viêm quầng); viêm tĩnh mạch. Điều trị bằng cách dùng các thuốc  sát khuẩn bôi tại chỗ, tùy trường hợp dùng thuốc mỡ, thậm chí ghép da (nếu bị loét) hoặc dùng kháng sinh (bệnh viêm quầng).

Điều trị căn bản là chữa nguyên nhân: thuốc chống đông nếu là viêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim, thuốc giãn mạch nếu là suy tim… Bệnh nhân nên đi bít tất ngay khi thức dậy vào buổi sáng.Nếu là suy tĩnh mạch nên gác cẳng chân lên cao trong khi ngủ và dùng các thuốc trợ tĩnh mạch.

Trong nhiều trường hợp cách độc nhất chữa phù chân là kích thích thận bài tiết nước tiểu, do đó cần ăn nhạt, đôi khi phải dùng thuốc lợi tiểu. Nếu chân sưng nhiều, xoa bóp chân bằng tay hoặc bằng hơi (đặt chân trong một máng rồi bơm căng hơi).


GS. PHẠM GIA CƯỜNG
Ý kiến của bạn