Tại sao cận thị đeo kính mà vẫn nhìn mờ lại còn nhức mỏi mắt?

07-04-2022 09:31 | Y học 360
google news

Tại Bệnh viện Mắt Hitec và trong những đợt đi khám tại các trường cho học sinh, các bác sĩ Hitec vừa khám mắt, vừa “khám kính đang đeo”, qua đó đã phát hiện ra nhiều trường hợp đeo kính “sai số”…

Tại sao cận thị đeo kính mà vẫn nhìn mờ lại còn nhức mỏi mắt? - Ảnh 1.

Mệt mỏi, nhức đầu vì "cửa sổ tâm hồn" gặp vấn đề!

Chị N.T.P (SN 1999 ở Khâm Thiên, Đống đa, Hà Nội) đến Bệnh viện mắt Hitec khám vì nhức mỏi mắt, mờ mắt.

Trước đó, cách đây vài tháng chị P. có đến một tiệm kính cũng khá nổi tiếng để cắt kính vì bị cận loạn. Lúc thử kính thì chị nhìn rõ, nhưng được ít hôm chị thấy mắt mờ đi nhanh, kèm theo nhức mỏi, làm việc với máy tính chỉ được 1 lúc là mắt nhòe đi, chỉ muốn "sập mắt" xuống, còn chảy nước mắt nữa và đặc biệt dù đeo kính nhưng chị vẫn thấy mắt nhìn không chuẩn như trước. Có lúc chị thấy mệt mỏi, không muốn làm việc vì nhức mắt, nhức đầu!

Là điều dưỡng, chị cảm thấy "mắt mình đang có vấn đề" nên lần này chị đã đến Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội số 51-53-55 Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Hà Nội để khám.

Qua thăm khám cho chị P., BS Đỗ Minh Đức - Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hà Nội số 51-53-55 Trần Nhân Tông cho biết, thị lực hai mắt của chị P. vẫn đạt 20/20 (tương đương với 10/10) nhưng chị có nhiều dấu hiệu của khô mắt.

Tại Bệnh viện mắt Hitec, thay bằng xét nghiệm Test Schirmer cổ điển, bệnh nhân khô mắt còn được làm các xét nghiệm đo chiều cao liềm nước mắt, đếm số lượng + chụp hình tuyến Meibomius bằng máy Myah và nhuộm Fluorescein để làm Test TBUT (đo thời gian vỡ phim nước mắt). Kết quả xét nghiệm của chị P. cho TBUT < 5 giây - thời gian vỡ phim nước mắt rất nhanh (người bình thường thời gian này tối thiểu là 10 giây). Chị P. được chẩn đoán khô mắt hình thái thiếu nước, giảm thấm ướt. Điều đó giải thích tại sao chị P. luôn cảm thấy chảy nước mắt, khô mắt, khó chịu, muốn dụi mắt vì như có dị vật trong mắt, mắt luôn hung hung đỏ trông rất thiếu thẩm mỹ …

Thêm vào đó khi đo lại khúc xạ và khám kính của chị P. thấy chị bị cận loạn thị nhưng đang đeo kính quá số: số kính cận đang đeo cao hơn so với số đo khúc xạ thật sự của mắt. Mắt phải quá 0,50D và mắt trái quá 0,25D.

Tại sao cận thị đeo kính mà vẫn nhìn mờ lại còn nhức mỏi mắt? - Ảnh 2.

"Vì vậy mặc dù tại thời điểm khám, chị P. vẫn nhìn rõ nhưng mắt sẽ mờ đi nhanh kèm theo nhức mỏi vì luôn phải điều tiết thêm từ 0,25 - 0,50D"- BS Đức giải thích.

Chị P. được chỉnh lại kính mới kèm với các thuốc điều trị khô mắt, loại nước mắt nhân tạo kích thích bài tiết nước mắt tự nhiên, bổ sung thêm nước mắt nhân tạo và tăng tính thấm đối với biểu mô kết giác mạc. Ngoài ra BS Đức còn hướng dẫn chị P. cách chườm ấm, massage mi, chăm sóc mắt trong điều kiện phải làm việc online kéo dài. Sau 2 tuần điều trị, mắt chị P. đã cải thiện rất nhiều. Những khó chịu của đôi mắt đã được giải phóng!

Trên thực tế, tại Bệnh viện Mắt Hitec và trong những đợt đi khám tại các trường cho học sinh, các bác sĩ của Bệnh viện đều vừa khám mắt, vừa "khám kính đang đeo", qua đó đã phát hiện rất nhiều trường hợp đeo kính "sai số" như chị P. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không đến bệnh viện khám thì khó có thể biết lý do "tại sao đeo kính mà không đạt thị lực tối đa hoặc đeo kính nhưng vẫn nhức mỏi mắt dẫn đến ngại/sợ và phải bỏ kính khiến cho việc nhức mỏi mắt lại càng tăng thêm".

Chuyên gia nói gì về bệnh khô mắt

Tại sao cận thị đeo kính mà vẫn nhìn mờ lại còn nhức mỏi mắt? - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia, nước mắt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu. Khi tình trạng thiếu nước mắt - khô mắt diễn ra trường diễn, không được giải quyết sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trên, gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của mắt.

Khô mắt là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng giữa khả năng "sản xuất" nước mắt và sự "sử dụng" nước mắt của mỗi người. Những người khô mắt có thể có các triệu chứng như: Cảm giác khô rát, cộm như có cát trong mắt, đỏ hoặc nóng ở mắt… Một số người còn có cảm giác chảy nước mắt và giảm thị lực dẫn đến làm việc kém hiệu quả.

Mục đích điều trị khô mắt là dùng các sản phẩm bổ sung nước mắt trực tiếp hoặc/và các thuốc kích thích bài tiết nước mắt tự nhiên nhằm phục hồi và duy trì số lượng nước mắt bình thường trong mắt. Từ đó làm giảm các tổn thương kết mạc, giác mạc, hạn chế các cảm giác khó chịu của bệnh nhân cũng như duy trì đôi mắt khỏe mạnh.

Để liệu trình điều trị được hiệu quả và bền vững, bệnh nhân khô mắt cần được bác sỹ chuyên khoa mắt khám để xác định chẩn đoán: mức độ, nguyên nhân, hình thái khô mắt bằng các xét nghiệm thăm dò chức năng chuyên sâu tại bệnh viện.

Bệnh nhân bị tật khúc xạ cần được chỉnh kính tối ưu.

Nguyên tắc chỉnh kính trong tật khúc xạ: Kính cần được chỉnh tối ưu sao cho khi đeo bệnh nhân có cảm giác thoải mái, không nhức mỏi, không chóng mặt, đau đầu và đạt thị lực tốt với màu sắc, hình ảnh, độ sắc nét chân thực. Việc đó chỉ có thể được làm tốt nhất bởi các y bác sỹ có trình độ chuyên khoa mắt tại các phòng khám và bệnh viện!

Với tật cận thị, bệnh nhân được đeo số kính thấp nhất cho thị lực tốt nhất. Ở đây kính của chị P. đã bị vi phạm nguyên tắc này nên dù lúc thử đạt thị lực tốt nhưng khi đeo lại cho bệnh nhân cảm giác rất khó chịu. Đó cũng là vấn đề không ít gặp ở nhiều người khi đi cắt kính tại các tiệm kính.

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Mắt HITEC, bệnh nhân có tật khúc xạ nên đi khám và chỉnh kính tại các bệnh viện hoặc phòng khám mắt để được khám toàn diện và điều trị hiệu quả. Bệnh nhân có tật khúc xạ, còn có thể kèm theo các bệnh/vấn đề khác ở mắt như khô mắt, viêm kết giác mạc và các bệnh mắt khác… Khi đó chỉ có các bác sĩ mới có thể giúp bệnh nhân khắc phục được vấn đề này. "Các tiệm kính giống như các hiệu thuốc chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm điều trị theo đơn của bác sĩ, bệnh nhân cần có trách nhiệm với sức khoẻ của chính mình đặc biệt là sức khoẻ đôi mắt để tránh gặp phải vấn đề đáng tiếc như của chị P."- BS Đức nói.

Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC đang tổ chức chương trình CHĂM SÓC MẮT HẬU COVID MIỄN PHÍ nhằm khám, phát hiện, tư vấn và điều trị các bệnh về mắt: tình trạng nhược thị, tật khúc xạ, viêm bờ mi, khô mắt - nhức mỏi mắt do điều tiết quá mức ...

Đối tượng: học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, phụ huynh và nhân viên văn phòng

Chương trình bắt đầu: từ ngày 01/4/2022 vào các buổi chiều thứ 4 và thứ 5 hàng tuần từ 13:30 đến 17:00

Hình thức khám: Khám TRỰC TIẾP tại 3 cơ sở của Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC:

1. Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội: Số 51-53-55 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 024 7778 6868, nhấn phím 1.

2. Bệnh viện chuyên khoa mắt HITEC: Số 55 Hàm Long, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 024 7778 6868, nhấn phím 2.

3. Phòng khám mắt kỹ thuật cao: Số 480 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. ĐT: 024 7778 6868 nhấn phím 3.

Hotline: 0984.122.153

Website: https://benhvienmat.vn

Liênhệ: m.me/hethongbenhvienmathitec

Hệ thống Bệnh viện Mắt HITEC – Tận tâm cho đôi mắt sáng!


PV
Ý kiến của bạn